Sunday, February 7, 2016

Mô hình nào cho Tự do Dân chủ?

Sự tiến hóa trong dòng lịch sử của nhân loại là một cuộc hành trình đến tự do mà ở đó dân chủ là hình thái cuối cùng của nó. 

Có vài lẽ. Tự do là những điều kiện tiên đề trước khi một xã hội có dân chủ. Chỉ khi xã hội có một mức độ tự do đủ lớn thì dân chủ mới diễn ra, và dân chủ là một hệ quả của tự do khi mà ở đó người dân tự do chọn lựa một khế ước chung sống với nhau và tự do lựa chọn những người đại diện dẫn dắt cộng đồng mình. Đến phiên nó, dân chủ bảo đảm một chính quyền gồm những người đại diện cộng đồng duy trì và phát triển tự do. 

Tự do cũng là nguồn gốc của mọi sự phát triển. Không một xã hội nào phát triển được nếu ở đó con người thiếu tự do. Ngay cả ở những chế độ độc tài, sự tiến bộ của xã hội cũng nhờ ở sự nới lỏng tự do từ kinh tế cho tới truyền thông.

Miến Điện và Quá trình Dân chủ hóa

Những ngày còn là sinh viên đại học ở Singapore, khoảng những năm 2004, khi đi làm thêm ở khách sạn, các bạn của tôi chủ yếu là người Miến Điện. Tò mò muốn xem thử dân Miến Điện nghĩ gì về Aung San Suu Kyi và tình hình dân chủ, tôi hỏi các bạn người Miến. Bạn e dè gọi Aung San Suu Kyi là Madam; khi hỏi bạn có dấn thân cho phong trào dân chủ không, bạn lắc đầu: họ có súng. Với rất nhiều người Miến Điện lúc bấy giờ, tình hình chẳng mấy khả quan, và dân chủ theo nghĩa được có tự do báo chí và tự do bầu chọn ra những người lãnh đạo bất kể đảng phái nhằm dẫn dắt đất nước là một điều gì đó xa vời.


Cuối năm 2007, cuộc biểu tình của các nhà sư bùng nổ, bắt nguồn từ việc chính phủ Miến Điện giảm trợ cấp xăng dầu. Chính quyền quân sự quyết định đàn áp cuộc biểu tình và bắt giữ những người cầm đầu. Cuộc biểu tình dẹp yên và Miến Điện lại trở nên yên bình. Những diễn biến cho thấy phe quân sự nắm giữ mọi phương tiện và dễ dàng xử lý phong trào dân chủ Miến Điện. Một lần nữa hẳn nhiều người sẽ thấy con đường dân chủ còn xa lắm.

Có phải Miến Điện đang dân chủ hóa?

Thắng lợi của bà Aung San Suu Kyi và các đồng sự thuộc Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở Miến Điện trong cuộc bầu cử vào ngày 01 Tháng Tư là một sự kiện lớn cho đất nước này.


Trong một cuộc phỏng vấn, Thomas Carothers, người đã đến thăm Miến Điện trong thời gian diễn ra bầu cử, đánh giá ý nghĩa của cuộc bầu cử và những triển vọng cho một quá trình chuyển đổi dân chủ ở Miến Điện. Dựa trên những kinh nghiệm phong phú của mình về các cuộc chuyển đổi chính trị trên thế giới, Carothers so sánh tình hình tại Miến Điện với các cuộc chuyển đổi ra khỏi chế độ độc tài và qua đó nêu bật những thách thức chính yếu và cả những lý do để hy vọng.

Vạn lý Trường thành của nền kinh tế Trung Quốc

Việc đồng Nhân dân tệ mất giá gần đây, vốn đã gây ra sự rối loạn thị trường chứng khoán Trung Quốc khiến chính phủ phải cho ngưng giao dịch hai lần tuần trước, làm nổi bật lên một thách thức chủ đạo đối với nước này là làm sao để cân bằng nghĩa vụ tài chính trong nước và quốc tế. Cách thức mà giới lãnh đạo Trung Quốc tiếp cận vấn đề này sẽ có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đi đôi với sự phục hồi kinh tế đáng thất vọng của các nền kinh tế phát triển sau đó, đã làm dấy lên tính khẩn cấp đối với các nỗ lực của Trung Quốc trong việc cần phải chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của mình từ một nền kinh tế dựa trên đầu tư và nhu cầu từ bên ngoài sang một nền kinh tế dẫn dắt bởi nhu cầu trong nước. Để điều chỉnh một sự chuyển dịch cấu trúc nền kinh tế như vậy mà không làm giảm đáng kể sự phát triển kinh tế là điều rất khó khăn đối với bất cứ nước nào.Thách thức còn lớn hơn đối với một nền kinh tế rộng lớn và phức tạp như Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển chậm chạp như hiện nay.

Cảnh báo sai về tình hình Trung Quốc

Viễn cảnh về một cuộc suy sụp kinh tế ở Trung Quốc đã làm chấn động thị trường tài chính toàn cầu vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, nỗi lo ngại này đã bị thổi phồng. Mặc dù chúng ta không nên xem nhẹ tình trạng hỗn loạn trên thị trường chứng khoán và tiền tệ Trung Quốc, đất nước này vẫn tiếp tục có những bước tiến đáng khích lệ trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Sự bất cân xứng giữa tiến bộ trong việc tái cân bằng kinh tế và thất bại trong cải cách tài chính cuối cùng phải được giải quyết khi Trung Quốc bước vào một giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới. Tuy vậy, điều này không hề báo hiệu một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.


Với bề dày kinh nghiệm trong việc kế hoạch hóa tập trung, Trung Quốc tiếp tục đạt nhiều thành tựu về tái cơ cấu nền kinh tế. Năm 2015 là một ví dụ. Trong năm này, các ngành dịch vụ đã tăng trưởng 8,3%, vượt xa mức tăng trưởng chung 6% của các ngành sản xuất và xây dựng từng ở vị trí thống lĩnh trước đây. Ngành dịch vụ chiếm tới 50,5% GDP của Trung Quốc trong năm 2015, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 47% được đề ra trong năm 2011, khi Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 được thông qua, và lớn hơn những 10% so với tỷ trọng 40,5% của các ngành sản xuất và xây dựng.

Sự Bình thường Mới mang tính trắc trở của Trung Quốc

Sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc từ tăng trưởng dựa vào xuất khẩu sang mô hình dựa trên các dịch vụ trong nước và tiêu thụ hộ gia đình đang trở nên khó khăn hơn nhiều so với dự đoán. Nguyên nhân là do sự xoay chuyển của thị trường chứng khoán và biến động của tỷ giá hối đoái vốn gây ra những lo ngại về tính ổn định của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo các tiêu chuẩn trước đây thì kinh tế Trung Quốc vẫn đang hoạt động tốt - gần 7% tăng trưởng GDP hàng năm, một số người có thể cho là rất tốt - nhưng để tiếp tục thành công như Trung Quốc đã có hơn ba thập kỷ qua đặt ra cho nước này những kỳ vọng tương đối cao.


Có một bài học cơ bản: "Các thị trường với đặc tính Trung Quốc" cũng mong manh và khó kiểm soát như các thị trường có đặc tính Mỹ. Thị trường luôn tự quyết định chuyện gì sẽ xảy ra chứ không thể dễ dàng bị người khác điều khiển. Nếu như thị trường có thể bị kiểm soát thì đó là nhờ có sự thiết lập luật chơi một cách minh bạch.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Chúng ta đang ở gần một cuộc cách mạng công nghệ mà về cơ bản sẽ làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc, và quan hệ với nhau. Trong quy mô, phạm vi, và sự phức hợp của nó, những thay đổi sẽ không giống như bất cứ điều gì nhân loại đã từng trải qua. Chúng ta vẫn chưa biết rồi nó sẽ diễn ra như thế nào, ngoại trừ một điều rất rõ ràng: những phản ứng lại với nó phải được tích hợp và toàn diện, liên quan đến tất cả các đối tác trong bầu chính trị toàn thế giới, từ các khu vực công và tư, đến các lãnh vực thuộc hàn lâm và xã hội dân sự.



Cuộc Cách mạng Công nghiệp đầu tiên sử dụng nước và sức mạnh hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai dùng điện để vận hành việc sản xuất hàng hóa hàng loạt. Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Giờ đây, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, hay còn được gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật số, vốn đặt nền tảng dựa trên cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba, đã bắt đầu diễn ra từ giữa thế kỷ trước. Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần này có đặc tính là một sự hợp nhất của các công nghệ vốn làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực từ vật lý, kỹ thuật số, và sinh học.

Lời giới thiệu về Tạp chí Tự Do

Nếu có một từ tạo ra nhiều cảm hứng, mong ước và ảnh hưởng nhất của nhân loại đó là Tự Do. 

Sự tiến hóa trong dòng lịch sử của nhân loại là một hành trình để đến tự do. Vì tự do mà con người đã đấu tranh cách này hay cách khác để cuối cùng tiến tới một khế ước chung cho một tổ chức chung sống giữa những con người với nhau. 

Tự do cũng là nguồn gốc của mọi sự phát triển. Không một xã hội nào phát triển được nếu ở đó con người thiếu tự do. Ngay cả ở những chế độ độc tài, sự tiến bộ của xã hội cũng nhờ ở sự nới lỏng tự do từ kinh tế cho tới truyền thông. 

Nhờ ở tự do, mà những ý kiến được giãi bày, những tư tưởng được đề xuất và những hướng đi được thảo luận, nhờ đó mà những chọn lựa được thực hiện tốt hơn. 

Nhưng quan trọng nhất, tự do là một quyền cơ bản của con người. Và trong những quyền đó, đó là quyền tự do ngôn luận. 

Tự Do được ra đời với sứ mạng trước hết là thực hiện quyền tự do ngôn luận, và sau đó là thúc đẩy các quyền tự do khác mà mọi người dân xứng đáng được hưởng. 

Tự Do theo đuổi cách tiếp cận tự do, ôn hòa và bao dung. 

Tự Do là một dự án trước hết để phục vụ cộng đồng và do đó luôn sẵn lòng đón nhận sự hỗ trợ của cộng đồng. Bạn có thể cộng tác viết, dịch bài, hay chia sẻ các bài viết từ Tự Do. 

Tự Do được khởi xướng bởi một nhóm những bạn trẻ người Việt với mong muốn được là tác nhân thay đổi lịch sử thay vì là những chứng nhân lặng nhìn lịch sử đất nước nổi trôi. 

Tự Do xin chúc các bạn một năm mới 2016 nhiều niềm vui và may mắn.