Trần Trung Đạo
Những tuổi thơ trong mỏ quặng
Em Adon Kalenga làm việc cho một hãng thu mua quặng. Công việc của em mỗi ngày là vác những bao quặng nặng gần 100 kí lô từ những hầm sâu, ẩm thấp đi rửa sạch và vác trở về cho chủ hãng thầu. Như em tả, cả thân thể em đều cảm thấy đau nhức và cả mười ngón tay trầy trụa sau một ngày dài rửa quặng. Em Adon Kalenga chỉ mới 13 tuổi. Trong lúc hầu hết thiếu niên cùng tuổi em trên thế giới đang đến trường thì em phải làm việc không ngưng nghỉ suốt bảy ngày mỗi tuần. Em không đủ tiền để đóng học phí, trung bình khoảng 6 Dollar một tháng. Em không có nhà ở. Đêm về, em ngủ nhiều nơi trên đường phố và cũng có khi tìm đến tạm trú trong các trại mồ côi. Cha của Adon chết khi em mới 9 tuổi. Mẹ em sau đó cũng bỏ nhà ra đi. Bà con thân thích không ai nhận nuôi dưỡng em khi chính họ còn không đủ sức nuôi con của họ. Em trở thành đứa bé mồ côi. Sau khi lang thang bụi đời một thời gian, các bạn của em gợi ý nên đi đào quặng bán lại cho các công ty thu mua Trung Cộng. Thế là em cùng các bạn đi đào quặng để kiếm sống. Trong năm đầu tiên em có lần suýt chết khi trời mưa lớn làm đất sụp thành bùn đè lên những người đang làm dưới hầm sâu. Bốn người bạn của em, Fabrice, Jean, Patient and Patrick đều bị bùn chôn sống trong tai nạn đó. Em may mắn sống sót nhưng thương tích đầy mình. Adon nói “Cuộc sống của em rất khó khăn. Em không hiểu tại sao”.
Một người bạn của Adon tên là Carlito Muamba, cũng chỉ mới 15 tuổi nhưng mỗi ngày phải chui vào những hố sâu trong lòng đất để đào bằng tay và chiếc sẻng nhỏ. Phía trên hầm không có gì che, mỗi khi đào, đất và bụi rớt xuống phủ kín chiếc đầu không tóc của em. Áo quần em biến thành màu đỏ nhưng em vẫn tiếp tục đào. Mồ hôi trộn lẫn vào bụi đỏ. Không có thang để trèo. Mỗi khi muốn vào hay ra khỏi hầm, em phải bò bằng chân tay. Và đến cuối ngày em cũng được chủ thầu phát một số tiền tương đương với 3 Dollar. Khi được hỏi lý do em làm việc cực nhọc, Carlito trả lời “em cần tiền để mua thức ăn”. Rất đông các bạn cùng tuổi em đi đào quặng.
Mặc dù trên giấy tờ Congo có ký vào hiệp ước quốc tế nghiêm cấm lao động trẻ em vị thành niên, trong thực tế chẳng bao giờ được áp dụng. Ở châu Phi giá trị của mạng sống con người rất rẻ. Nhiều chuyện còn quan trọng hơn như việc hàng trăm người trong đó có bốn trẻ em bạn của Adon, bị đất sụp chôn sống cũng chẳng được ai quan tâm nói chi là chuyện trẻ em đi làm. Bà Wangari Maathai, người phụ nữ Phi châu đầu tiên được trao giảo Nobel Hòa bình năm 2004, quy trách nhiệm không chỉ lên chính phủ Congo mà cả các công ty đầu tư cũng đã vi phạm luật lạm dụng lao động trẻ em: “Tại những quốc gia, nơi nhân quyền không được tôn trọng và người dân không thể buộc chính phủ để chịu trách nhiệm thì chính phủ của các công ty đầu tư phải đề ra những điều kiện lao động”. Chính phủ mà bà muốn nói là Trung Cộng và các công ty thu mua quặng cũng là các công ty Trung Cộng tại Congo, nhưng phía chính phủ Trung Cộng bao giờ họ cũng trả lời “đó là vấn đề của Congo, không liên quan gì đến công ty hay chính phủ Trung Quốc”.
Adon và Carlito là hai trong số 67 ngàn người Congo đang sống bằng nghề đào quặng tại tỉnh Katanga, phía nam Congo, và câu chuyện cảm động về hai em Adon Carlito do một nhóm phóng viên của hãng Bloomberg thực hiện.
Cuối tháng Tám 2008 trên báo Daily Mail ở Anh, nhà báo Peter Hitchens trong phóng sự Làm thế nào Trung Cộng dựng nên một đế quốc nô lệ mới tại Phi Châu (How China has created a new slave empire in Africa), mô tả đời sống của những người dân Congo mà tác giả gọi là “nghèo khổ, vô vọng, giận dữ” khi phải chui vào những hố sâu 25 mét trong những mỏ quặng bỏ hoang để tìm những mảnh quặng đồng còn sót lại, rửa sạch từ những vũng nước dơ và chất thành những kiện nặng tới hàng trăm kí-lô trên những chiếc xe đạp già nua để đem bán cho các thương gia Trung Cộng đang cần nguyên liệu. Nhiều trong số họ đã chết khi những hầm đất sụp hay bị thương nhưng không có thuốc men. Phần lớn đều có con nhỏ. Nhưng nếu họ may mắn sống sót và sau một ngày thu nhặt quặng thành công, họ kiếm được 3 Dollar để nuôi sống bản thân và gia đình trong những thôn xóm tồi tàn đầy bịnh tật. Và cũng theo phóng sự của Peter Hitchens, đời sống một người dân Congo hôm nay không khác gì của ông bà họ ở thế kỷ 18, nếu có khác chăng họ phải làm việc nhiều lần khổ hơn trong một điều kiện cũng tệ hại hơn nhiều.
Dù sao, công việc đào quặng đó cũng chỉ là một phần của các công ty thu mua tư doanh Trung Cộng, thỏa hiệp kinh tế được ký kết giữa chính phủ Congo và Trung Cộng đầu năm 2008 lớn hơn nhiều. Hiệp ước kinh tế trị giá hàng chục tỉ Dollar, có ảnh hưởng gần như hầu hết các mặt trong đời sống xã hội tại Congo không phải chỉ trong vòng 10 năm tới mà trong một thời gian rất dài và cũng không chỉ ảnh hưởng về mặt kinh tế mà cả xã hội, văn hóa, truyền thống.
Để cảm thông với số phận Congo, có lẽ nên đi ngược dòng lịch sử tìm hiểu thêm về vùng đất giàu tài nguyên nhất nhưng là một đất nước chịu đựng nhiều thiệt thòi và bất hạnh nhất trên lục địa Phi châu.
Tội ác diệt chủng bị lãng quên
Cộng hòa Dân chủ Congo (Democratic Republic of the Congo, thời Mobutu được gọi là Zaire, thường dễ bị lầm lẫn với Cộng hòa Congo hay Congo-Brazzaville) là một quốc gia vùng trung Phi, có diện tích 2.3 triệu kilô mét vuông và dân số 64 triệu theo thống kê 2008, thủ đô là Kinshasa. Congo có nhiều nguồn tài nguyên phong phú như đồng, vàng, kim cương, cao su, cobalt nhưng lợi tức đầu người hàng năm chỉ có 140 Dollar. Congo tập hợp của khoảng 200 sắc dân. Về căn bản, Congo vẫn là một quốc gia nông nghiệp nhưng từ 1985 việc đô thị hóa ngày càng gia tăng. Về mặt chính trị, chính phủ Congo hiện nay chi phối bởi hiến pháp 2006. Để đạt được một xã hội tạm yên như hiện nay, nhân dân Congo cũng đã phải trả một giá bằng máu của nhiều triệu dân Congo.
Không giống chế độ thực dân tại các nước khác được mở đầu bằng võ trang xâm lược, chế độ thực dân Bỉ có mặt tại Congo được diễn ra dưới hình thức mua bán, trao đổi giữa Henry M. Stanley, đặc sứ của vua Bỉ Leopold đệ nhị và các lãnh đạo Congo địa phương sống dọc sông Congo. Cuối năm 1884, Stanley ký 450 hiệp ước thay mặt cho vua Leopold. Kết quả, Congo trở thành một nước có tên gọi mỉa mai “Nước Congo Tự do” dưới quyền sở hữu cá nhân của vua Leopold với thủ đô đặt tại Boma, một quận nằm bên bờ sông Congo.
Dưới sự bóc lột sức lao động tàn nhẫn để phục vụ cho túi tham không đáy của vua Bỉ Leopold đệ nhị, người dân Congo trải qua gần một thế kỷ trong địa ngục trần gian. Nhân loại nhắc nhiều về Holocaust, diệt chủng Armenian nhưng so với tội ác của Bỉ tại Congo, số người Do Thái bị Hitler giết hay Armenian bị Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt còn thấp hơn nhiều. Khoảng một nửa dân số Congo thời bấy giờ, 10 đến 15 triệu dân, bị quân đội và tay sai dưới quyền của vua Leopold tàn sát. Mặc dù chưa bao giờ đặt chân đến Congo, đất nước là phần tài sản của ông ta. Vua Leopold đệ nhị thành lập một hệ thống lao động khổ sai trong đó con người đơn giản chỉ là một dụng cụ sản xuất. Những năm giá cao su lên cao, Leopold chỉ thị cho phu đồn điền phải tăng giờ làm việc. Những ai không làm việc được bị hành hạ bằng nhiều cách như đánh roi, tra tấn và giết chết. Nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng bị quân đội riêng của vua Leopold được gọi là Lực lượng Công cộng (Force Publique) tàn sát không thương tiếc. Quân lính trong Lực lượng Công cộng có thông lệ mỗi khi giết một kẻ chống đối, họ chặt một cánh tay mang về trình lên cấp chỉ huy để làm chứng cho số lượng đạn dược đã dùng. Nhiều lính của Leopold thích đi săn khỉ, để giải thích cho số đạn bắn ra, chúng chặt tay thường dân để đem về trình thượng cấp. Viêc chặt tay không chỉ bị xảy ra cho người lớn mà cả trẻ em vô tội. Hình phạt chặt tay này còn tồn tại đến hôm nay tai Sierra Leone là vết tích của chế độ thực dân mà vua Bỉ Leopold đã để lại tại châu Phi. Mặc dù được các nước thực dân châu Âu cố tình che đậy và dìm vào quên lãng, tội ác diệt chủng của vua Leopold đã được ghi lại trong một số tác phẩm, tiểu thuyết, hồi ký và sử học, trong đó có sử liệu Tội ác tại Congo (The crime of the Congo) của Arthur Conan Doyle xuất bản tại London ngay trong năm Leopold chết, 1909, và Bóng ma của vua Leopold (King Leopold’ Ghost) của sử gia Adam Hochschild được xuất bản năm 1999.
Congo độc lập trong nhiễu nhương, phân hóa (1960 – 1965)
Trước áp lực dư luận quốc tế và cả quốc hội Bỉ, sau 1908, Congo bị sáp nhập vào Bỉ lần nữa. Quốc gia gọi là “Nước Congo Tự do” do Leopold lập ra dần dần bị giải tán nhưng điều kiện sống của người dân Congo không phải nhờ đó mà tốt đẹp hơn. Dân Congo vẫn một nước thuộc địa, không có một chút quyền hành gì trong bộ máy hành chính từ cấp trung ương đến địa phương. Đến 1955, ngọn lửa đòi độc lập được nhen nhúm từ các nhà ái quốc Phi châu lan rộng đến nhiều nước. Tại Congo nổi bật nhất là Patrice Emery Lumumba. Sau lời hứa trao trả độc lập dành cho các quốc gia thuộc địa Pháp của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle nhân chuyến viếng thăm Trung Congo (nay thuộc Congo) đã kích thích việc đòi hỏi tự do của quốc gia trong lục địa Phi châu. Cuối cùng, Bỉ quyết định trao trả độc lập cho Congo vào ngày 30 tháng 6 1960. Patrice Emery Lumumba, 35 tuổi, trở thành Thủ tướng đầu tiên. Chính sách ngu dân và cô lập Congo với thế giới bên ngoài của vua Leopold và thực dân Bỉ để lại một hậu quả vô cùng trầm trọng về mọi mặt trong đời sống xã hội Congo sau khi được trao trả độc lập. Bản thân Thủ tướng Lumumba cũng chỉ học được bốn năm tiểu học và một năm huấn luyện làm nhân viên bưu chính. Dù ít học, Lumumba là một người rất thông minh, có lòng yêu nước sâu sắc, có tài ăn nói và giàu năng lực làm việc. Năm 1958, Lumumba và một nhóm thanh niên có học thành lập Phong trào Quốc gia Congo (Movement Natioal Cogolais, MNC) và là tổ chức chính trị có nhiều ảnh hưởng trong quần chúng nhất lại Congo lúc bấy giờ. Giành được độc lập là một chuyện nhưng điều hành đất nước lại là chuyện khác. Vào 1960, cả nước Congo chỉ có 30 thanh niên là tốt nghiệp đại học và 136 học sinh hoàn tất chương trình trung học. Congo không có ngay cả một bác sĩ, không có thầy hay cô giáo và sĩ quan quân đội. Cấp cao nhất trong quân đội mà một người Congo được thăng là thượng sĩ và người đó không ai khác hơn là Joseph Mobutu, nhà độc tài sắp xuất hiện trong lịch sử Congo.
Để thay thế quân đội Bỉ, Lumumba phong Mobutu lên chức tham mưu trưởng của quân đội Congo. Trước một đất nước có chủ quyền mà coi như vô chủ với hơn 50 phe nhóm chính trị được hình thành trong giai đoạn chuyển tiếp, Thủ tướng Lumumba vốn không có thiện cảm với các đế quốc thực dân, kể cả Mỹ, đã trở nên cực đoan trong cách giải quyết những xung đột nội bộ Congo. Ông kêu gọi Liên Hiệp Quốc giúp ổn định trật tự tại Congo. Sau khi quân đội Liên Hiệp Quốc đổ bộ xuống Congo, Lumumba còn đi xa hơn khi đòi trục xuất toàn bộ quân đội Bỉ chưa rút hết khỏi Congo, nếu không ông ta sẽ cầu cứu Liên-Xô. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh đang ở cao điểm, việc Lumumba cầu cứu Liên-Xô là một thách thức lớn đối với Mỹ. Sự có mặt của Liên-Xô ngay trong trái tim của Phi châu đối với Mỹ là một sự kiện không thể chấp nhận được. Tổng thống Eisenhower không muốn thấy một Cuba tại Phi châu nên đã quyết định loại trừ Lumumba bằng mọi cách, kể cả ám sát nếu cần. Mỹ mua chuộc được Joseph Mobutu, một phụ tá tin cẩn Lumumba và cũng là đương kim tổng tham mưu trưởng quân đội để thực hiện cuộc đảo chánh không đổ máu. Một trong những hành động đầu tiên của Mobutu là trục xuất các nhà ngoại giao Liên-Xô và các quốc gia thuộc khối cộng sản ra khỏi Congo. Lumumba bị bắt, bị tù và cuối cùng bị phe Katanga thù địch thân Bỉ giết chết lúc 10 sáng 17 tháng Giêng 1961.
Việc thiếu tin tưởng vào Tây phương và Mỹ đã dẫn Lumumba đến những quyết định sai lầm, không thực tế trong thời gian ngắn lãnh đạo Congo và bản thân Lumumba cũng chịu trách nhiệm một phần không nhỏ cho tình trạng xáo trộn của Congo, tuy nhiên, không thể phủ nhận tinh thần yêu nước, lập trường chống thực dân kiên quyết mà ông theo đuổi từ những ngày còn nhỏ. Sau khi Lumumba bị giết hàng trăm cuộc biểu tình chống Bỉ được phát động khắp thế giới. Patrice Emery Lumumba trở thành biểu tượng cho khát vọng độc lập của nhân dân Congo và nhiều chính đảng tại Congo hiện nay mang tên ông. Từ đó cho đến ngày 17 tháng 5 1997, Congo nằm trong tay của nhà độc tài tham nhũng Joseph Mobutu.
Mobutu Sese Seko Nkuku Ngbendu wa Za Banga (1965 – 1997)
Mobutu Sese Seko Nkuku Ngbendu wa Za Banga hay viết gọn là Mobutu Sese Seko, với tên trong khai sinh là Joseph Mobutu sinh ngày 14 tháng 10 1930 tại Lisala, một tỉnh Congo thuộc Bỉ. Cha mất sớm nhưng Mobutu đã xoay xở để theo học trong các trường đạo cho đến khi bị trục xuất vì lý do hạnh kiểm. Mobutu đăng lính. Với trình độ học vấn sẵn có và nói thạo tiếng Pháp, trong quân đội Mobutu được huấn luyện nghề thư ký kế toán tại tổng hành dinh của Lực lượng Công cộng. Mobutu được phong tới chức thượng sĩ, chức vụ cao nhất mà một người lính Congo được phong. Sau khi trở về đời sống dân sự Mobutu đi làm báo. Với tính thông minh, lanh lợi, Mobutu quen biết nhiều người, nhiều phe nhóm trong đó có cả nhà cách mạng chống thực dân Patric Emery Lumumba lẫn các nhân viên tình báo CIA. Mặc dù chưa bao giờ trực tiếp tham gia chống thực dân hay các phong trào cách mạng giành độc lập Mobutu vận dụng sự quen biết để tạo một vị trí chính trị lẫn quân sự vững chắc cho mình trong giai đoạn chuyển tiếp tranh tối tranh sáng tại Congo.
Sau khi chính thức nắm toàn quyền lãnh đạo Congo từ 1965, Mobutu lần lượt loại bỏ ra ngoài vòng pháp luật tất cả đảng phái, ngoại trừ Phong trào Nhân dân Cách mạng (Movement Populaire de la Revolution, MPR) do chính ông ta lập ra. Trong suốt 32 năm cai trị Congo, Mobutu dành dụm cho mình một tài sản được ước tính khoảng 5 tỉ Dollar trên sự nghèo đói cùng cực của đại đa số dân Congo. Con số 5 tỉ này tương đương với toàn bộ số nợ mà Congo phải vay mượn thế giới.
Những lời tung hô lãnh tụ đầy tính nịnh bợ, các khẩu hiệu tuyên truyền dối trá nhưng rất êm tai Mobutu nghe được trong những dịp viếng thăm các quốc gia cộng sản như Trung Cộng, Bắc Hàn, Rumania, hấp dẫn y đến nỗi khi về nước một trong việc làm đầu tiên của Mobutu không phải xây cầu, đắp đập mà là hình thành ngay một tư tưởng Mobutu. Mobutu ra lịnh thay đổi tên đường, tên phố, quốc kỳ, quốc ca, và tháng 10-1971 thay cả tên nước. Báo chí quốc doanh ca tụng Mobutu như một bậc tiên tri. Mobutu, người bị tố cáo giao nộp Lumumba cho phe Katanga giết để tránh tiếng sát nhân, phục hồi danh dự cho Lumumba. Y làm việc này không phải phát xuất từ sự kính phục lòng yêu nước của Lumumba, mà để giải tỏa dư luận, và đồng thời để tự phong mình là nhân vật số hai trong lịch sử Congo, sau Lumumba, có công giành độc lập.
Bạn thân nhất của Mobutu là nhà độc tài Nicholas Ceauşescu của Romania. Quan hệ của hai nhà độc tài không chỉ giới hạn ở cấp đảng, nhà nước mà cả cá tính thích sùng bái cá nhân cùng cực. Mobutu cũng thán phục chính cá tính độc lập của Nicholas Ceauşescu đối với Liên-Xô. Sự thân thiết của giữa Mobutu và Nicholas Ceauşescu phổ biến đến mức trong các câu chuyện trào phúng tại Congo, Mobutu Sese Seko được gọi thành Mobutu Sesesescu. Tháng 11-1996, Laurent-Desire Kabila với sự yểm trợ của Burundi, Uganda, Rwanda, đã phát động chiến tranh được gọi là chiến tranh Congo thứ nhất nhằm lật đổ Mobutu. Mobutu đang bị bịnh ung thư tiền liệt tuyến vào giai đoạn cuối, không chống trả nổi, phải lưu đày sang Morocco và chết một thời gian ngắn sau đó.
Laurent-Desire Kabila (1997 – 2001)
Một trong những kẻ thù thuộc loại kỳ cựu của Mobutu là Laurent-Desire Kabila, một lãnh tụ cộng sản hoạt động từ thời Lumumba. Trong thời gian Lumumba làm Thủ tướng, Laurent-Desire Kabila là một lãnh tụ thanh niên có trình độ đại học của một đảng nhỏ liên minh với Phong trào Quốc gia Congo của Lumumba trong quốc hội. Khi Lumumba bị giết, Kabila trốn vào rừng và thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Congo. Với sự yểm trợ võ khí của Trung Cộng, Kabila dù chỉ mới 24 tuổi, tuyên bố thành lập chính phủ ly khai theo chế độ cộng sản tại tỉnh Nam Kivu, phía tây hồ Tanganyika.
Năm 1965, Kabila liên kết với một trong những người cộng sản nhiều huyền thoại nhất của Mỹ châu là Che Guevara. Che nhận xét, trong số những người ông ta gặp, Kabila là ngưòi có nhiều điều kiện để lãnh đạo quần chúng. Kabila có tương lai vì tuổi còn rất trẻ và từng theo học triết học tại đại học ở Pháp. Tuy nhiên, cách sống xa hoa, chìm đắm trong rượu chè và chỉ biết quanh quẩn với gái của lãnh tụ cộng sản Kabila đã làm Che thất vọng và cuối cùng bỏ đi vào cuối năm 1965. Nhà nước cộng sản nhỏ nhoi nầy bị Mobutu càn quét và tan vỡ. Báo chí và cả Mobutu đều nghĩ rằng Kabila đã chết, nhưng không, ba mươi năm sau, Kabila lại xuất hiện và lần nầy lãnh đạo một liên minh quân sự của nhiều nước dưới danh nghĩa Liên minh Các Lực lượng Dân chủ Giải phóng Congo (Alliance des Forces Democratiques pour la Liberation du Congo-Zaire). Quân đội của liên minh đánh bại quân đội của Mobutu chỉ trong vòng vài tháng, và Kabila chiếm thủ đô Kinshasa ngày 20 tháng 5 năm 1997.
Sau khi đánh bại Mobutu, Kabila tự phong là chủ tịch nước đứng đầu một chính phủ cứu nguy dân tộc và đổi tên nước là Cộng hòa Dân chủ Congo như đang được gọi hiện nay. Cuộc đời 30 năm sống trong bí mật của Laurent-Desire Kabila cho đến nay cũng còn nhiều huyền bí vì khi còn sống Kabila thường đánh trống lảng khi được hỏi về quá khứ của mình. Tuy nhiên theo các phóng viên điều tra trong đó có ABC News, lãnh tụ cộng sản Kabila và phe phiến loạn của ông đã sống bằng việc giết voi để lấy ngà, đào mỏ, buôn vàng, kim cương qua ngã Burundi, một nước nhỏ trên biên giới phía đông của Congo và cả bắt cóc người để tống tiền, trong đó ít nhất một người là Mỹ. Nhân dân Congo tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa vì tham vọng của nhà độc tài Maoist Laurent-Desire Kabila không kém gì của Mobutu. Các nhóm dân chủ thật sự đều rút ra khỏi liên minh hay bị loại bỏ. Laurent-Desire Kabila bị một cận vệ ám sát ngày 18 tháng Giêng 2001. Con trai Laurent-Desire Kabila là Joseph Kabila được trao quyền Tổng thống thay cha.
Joseph Kabila và quan hệ Trung Cộng (từ 2001)
Joseph Kabila lên kế vị cha nắm chức vụ Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo khi chỉ mới 29 tuổi. Tuổi thơ ấu của ông ta cũng có nhiều huyền bí. Joseph Kabila sinh khoảng tháng 4-1971 tại một nơi nào đó hoặc miền đông Congo hay tại Tanzania. Mẹ của ông ta là vợ thứ ba của Laurent-Desire Kabila. Tuy còn trẻ nhưng Joseph Kabila tỏ ra khôn khéo về ngoại giao hơn cha. Trong chuyến thăm viếng Mỹ theo lời mời của Tổng thống George Bush sau khi được quốc hội Congo giao quyền Tổng thống, Josehp Kabila mong muốn có một Congo hòa bình sau khi đã trải qua hai cuộc chiến, Congo thứ nhất từ 1996 đến 1997 và Congo thứ hai từ 1998 đến 2003, với trên 4 triệu người chết. Trong buổi tiếp xúc Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, Joseph Kabila cũng hứa hẹn sẽ có những cải cách dân chủ và nhân quyền tại Congo. Tháng 12-2005, một cuộc trưng cầu dân ý Congo chấp thuận một hiến pháp mới. Josehp Kabila ghi danh ứng cử với tư cách độc lập. Đối thủ của Joseph Kabila là Jean-Pierre Bemba, cựu phó Tổng thống và cũng là bạn chiến đấu của cha ông ta. Vì vòng đầu cả hai đều không đạt tỉ lệ trên 50 phần trăm như luật bầu cử quy lịnh, cuộc bầu cử phải tiến vào vòng hai, và lần nầy Kabila đắc cử Tổng thống với 58.5 phần trăm tổng số phiếu bầu. Còn khá sớm để đánh giá Joseph Kabila liệu có trở thành một Mobutu hay Laurent-Desire Kabila hay không, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy Joseph Kabila đã có nhiều thay đổi như việc sắp xếp lại cơ cấu hành chánh và cho về hưu các viên chức quá già trong hệ thống công quyền. Joseph Kabila có quan hệ mật thiết với Trung Cộng. Khi vào tuổi 25, Joseph Kabila từng là tư lịnh binh đoàn Kadogos nổi tiếng đánh chiếm thủ đô Kinshasa. Sau khi cha làm Tổng thống, Joseph Kabila được gởi sang Trung Cộng để theo học quân sự tại Đại học Quốc phòng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh. Xa hơn nữa, quan hệ mật thiết giữa Trung Cộng và gia đình Kabila bắt đầu từ khi Joseph Kabila chưa ra đời. Bản thân Kabila cha là một Maoist và công khai bày tỏ lòng kính phục đối Mao Trạch Đông. Trong chuyến viếng thăm Trung Cộng của Joseph Kabila vào 22 tháng 3-2002, chủ tịch Trung Cộng Giang Trạch Dân cũng nhắc lại tình hữu nghị cố cựu giữa cha con Kabila và Trung Cộng. Uống nước nhớ nguồn, Josheph Kabila cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Trung Cộng vì đã hết lòng ủng hộ cha con ông ta trong giai đoạn khó khăn dài trước đó.
Chủ nghĩa bành trướng của Trung Cộng tại Phi châu
Sau khi thiết lập chế độ cộng sản tại lục địa Trung Hoa, Đảng Cộng sản Trung Cộng bắt đầu tìm cách tạo ảnh hưởng tại Phi châu thể hiện qua các chuyến viếng thăm châu Phi ba tuần của Thủ tướng Chu Ân Lai và ngoại trưởng Trần Di vào đầu năm 1964. Tuy còn rất nghèo nàn nhưng đối với các phong trào du kích tại nhiều nước Á, Phi, Trung Cộng được xem như là ngọn hải đăng cho lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Trung Cộng sử dụng lý luận cách mạng để tạo ảnh hưởng và củng cố vị trí quốc tế qua việc khuyến khích các cuộc nổi dậy võ trang dưới hình thức cách mạng nhân dân tại các quốc gia đang đấu tranh vì độc lập hay vừa được trao trả độc lập nhưng chưa ổn định. Trong thập niên 50 và đầu thập niên 60, ngoài một số vũ khí phần lớn là chế tạo rập theo khuôn mẫu của Liên-Xô, Trung Cộng là một nước lạc hậu về kinh tế kỹ thuật. Vốn liếng và võ khí mạnh nhất của Trung Cộng là lý luận cách mạng chống thực dân đế quốc.
Tại đại hội Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 9-1962, Mao nhấn mạnh sự liên hệ giữa đấu tranh giai cấp trong nước phải được tiến hành đồng thời với việc yểm trợ các cuộc tranh đấu võ trang của các nước khác. Về mặt chính trị, Trung Cộng tích cực tham gia Hội nghị Bandung lịch sử, diễn ra từ 18 đến 24 tháng Tư 1955 tại thành phố Bandung, Nam Dương và sau đó một thời gian ngắn là sự ra đời của Phong trào các Quốc gia không Liên kết.
Về mặt quân sự, các phong trào Maoist được Trung Cộng võ trang hình thành khắp nơi, không những trong các quốc gia đang là thuộc địa, các quốc gia đã được trao trả độc lập mà cả những quốc gia chưa từng bị thuộc địa. Trung Cộng huấn luyện du kích quân thuộc phong trào FRELIMO tại Mozambique, PAIGC tại Guinea, ZANU in Rhodesia (Zimbabwe), ANC tại Nam Phi. Năm 1963, Trung Cộng gởi quân dụng và vũ khí đến các lực lượng du kích đang hoạt động tại miền đông Congo dưới sự lãnh đạo của Antoine Gizenga, nguyên là một bộ trưởng trong chính phủ Lumumba, chống lại Mobutu thân Mỹ. Điểm đặc biệt, khác với Liên-Xô và Mỹ, Trung Cộng nhắm vào các mục đích đầu tư dài hạn nên võ khí tặng cho các phong trào Maoist phần lớn đều dưới hình thức cho không.
Cuối thập niên 50, lý luận “giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc” không còn hiệu quả vì phần lớn các nước đã giành được hay được trao trả độc lập, Trung Cộng chuyển hướng đấu tranh sang việc phát động phong trào chống thực dân mới và đế quốc Mỹ. Trung Cộng cảnh cáo các nước Á, Phi, độc lập chính trị chỉ là bước đầu trong tiến trình giải phóng đất nước, quan trọng là phải có độc lập về kinh tế. Một số thỏa hiệp kinh tế, dù rất tượng trưng, đã được ký kết giữa Trung Cộng và các quốc gia như Ghana, Guinea, Mali, Tanzania. Trong nội bộ phong trào cộng sản thế giới Trung Cộng tấn công vào chủ nghĩa xét lại Khrushchev.
Để chứng tỏ Trung Cộng không chỉ là một mớ lý luận và những võ khi thô sơ, giới lãnh đạo Trung Cộng không ngần ngại thực hiện vài đề án lớn với một số nước Phi châu như trường hợp đề án đường rầy xe lửa Tanzam nối liền Zambia và bờ phía đông của Tanzania năm 1970. Đề án Tanzam được xem như là một đề án lớn nhất của Trung Cộng thời bấy giờ với kinh phí 500 triệu Dollar để xây dựng một hệ thống đường xe lửa dài 1870 kí lô mét từ Dar es Salamm đến khu vực mỏ quặng chính của Zambia. Số nhân công được sử dụng gồm 50 ngàn tuyển mộ từ Tanzania và 25 ngàn được đưa sang từ Trung Cộng. Bất chấp nắng mưa, chết chóc, 75 ngàn người làm việc suốt 5 năm dài, bắt 300 cầu, đào thông 23 hầm và đặt 147 trạm xe lửa. Đề án được Trung Cộng ca ngợi như một thành công vĩ đại vào năm 1975 mặc dù Trung Cộng biết cả vốn lẫn lời có thể đều không thu lại được. Trung Cộng thực hiện đề án Tanzam không nhằm theo đuổi mục đích lợi nhuận kinh tế nhưng qua đó thiết lập một đầu cầu quan trọng cho việc đổ bộ ồ ạt vào Phi châu trong đầu thiên niên kỷ này và đồng chứng tỏ cho các lãnh đạo các nước Phi châu thấy không chỉ có Mỹ hay Liên-Xô mới khả năng thực hiện các đề án lớn.
Các chính sách đổi mới kinh tế của Đặng Tiểu Bình bắt đầu thập niên 80, về mục tiêu có nhiều thay đổi, nhưng một số điểm trong chính sách đối với châu Phi thời Mao vẫn được duy trì. Giới lãnh đạo Trung Cộng sử dụng và khai thác lịch sử như một vũ khí chiến lược để phục vụ cho mục tiêu bành trướng. Trung Cộng vẫn lặp đi lặp lại khẩu hiệu hợp tác hữu nghị, tình đồng chí anh em thắm thiết giữa các quốc gia cùng cảnh ngộ được như Chu Ân Lai tuyên bố từ Hội nghị Bandung hơn nửa thế kỷ trước, có khác chăng các lãnh tụ phiến loạn ngày xưa nay đã là những tổng thống và Trung Cộng, lãnh tụ của thế giới thứ ba nghèo khổ, nay là một siêu cường.
Phát triển kinh tế đòi hỏi trước hết là nguyên liệu. Sự thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất đã làm nhu cầu nguyên liệu của Trung Cộng vốn thiếu hụt lại càng thiếu hụt trầm trọng hơn. Để đuổi kịp các nước tư bản phát triển và vượt qua những khiếm khuyết trong sử dụng nguyên liệu, giới lãnh đạo kinh tế Trung Cộng không áp dụng các phương pháp kinh doanh truyền thống mà Mỹ và các nước Tây Âu đã và đang áp dụng. Các chuyên viên đặt hàng của các công ty Trung Cộng không ngồi trong các phòng có gắn máy lạnh, trước máy vi tính và mua nguyên vật liệt từ các thị trường nguyên liệu quốc tế mà đến tận nơi, mua tận gốc và mua với giá rẻ nhất. Tệ hại hơn cả các chế độ thực dân trước đây, Trung Cộng vơ vét đủ cách, đủ kiểu, chính thức qua các hợp đồng nhà nước và không chính thức qua trung gian các công ty thầu thu mua do người bản xứ điều hành. Các công ty Trung Cộng bất chấp các nguyên tắc, luật lệ lao động và họ không quan tâm các bao quặng kia do ai đào ra, dù từ bàn tay của một phụ nữ Congo đang cõng trên lưng một đứa bé sơ sinh hay một em Adon Kalenga chỉ mới 13 tuổi.
Giải quyết nạn thặng dư dân số tại Trung Hoa lục địa
Nội dung của chủ nghĩa bành trướng thế giới của Trung Cộng không chỉ giới hạn về kinh tế mà đồng thời để giải quyết được nạn thặng dư dân số tại nội địa Trung Cộng. Dân số Trung Cộng theo thống kê tháng 7-2008 là 1 tỉ 330 triệu người. Trong 20 năm qua, việc thực thi chính sách kiểm soát dân số mỗi gia đình một con khá hữu hiệu đã giúp mức gia tăng dân số chậm lại tại mức 0.65 phần trăm mỗi năm. Nếu cứ tiếp tục duy trì chính sách hạn chế sinh đẻ như hiện nay, nghĩa là cứ hai người lớn tuổi mới có một em bé, số lượng người già trong dân số Trung Cộng theo tỉ lệ sẽ tăng nhanh hơn số lượng trẻ em. Theo các nhà phân tích dân số, nếu mức phát triển dân số không thay đổi, trong tương lai không xa Trung Cộng sẽ là một viện dưỡng lão khổng lồ.
Việc thỏa mãn các nhu cầu an sinh, xã hội, y tế cho nhiều trăm triệu người già không còn khả năng lao động, là một viễn ảnh đầy lo sợ của giới lãnh đạo Trung Cộng Theo Sunday Times xuất bản tại Anh số tháng Hai 2008, một chuyên viên về Trung Cộng ước lượng rằng chính phủ Trung Cộng cần phải đưa ra khỏi Trung Hoa lục địa 300 triệu người mới có thể giải quyết nạn thặng dư dân số. Đưa đi đâu? Bất cứ nơi nào, nhưng nơi di dân thích hợp nhất của thời đại ngày nay không đâu khác hơn là Phi châu đất rộng, người thưa, tài nguyên phong phú. Trung Cộng cũng tìm cách truyền bá tiếng phổ thông sang các nước Phi châu. Mặc dù rất khó học, các lớp dạy tiếng Trung Quốc được mở khắp mọi nơi. Chính phủ Trung Cộng ước lượng sẽ có 100 triệu người nước ngoài, hẳn nhiên đa số sẽ từ châu Phi, nói tiếng Trung Quốc. Tại Kenya còn có một học viện mang tên Viện Khổng Tử chuyên dạy về văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc.
Theo phân tích của các tác giả tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (the Center for Strategic and International Studies) trong tổng kết China the Balance Sheet, Trung Cộng là một nước già, và vào giữa thế kỷ này Trung Cộng sẽ có 349 triệu cao niên. Hệ thống dưỡng lão tại Trung Cộng ngày nay vẫn còn theo kiểu con cái phụng dưỡng cha mẹ già nhưng 30 năm nữa một người trẻ phải phụng dưỡng bốn người già. Tình trạng mất cân đối giới tính trong dân số Trung Cộng cũng là một mầm mống khác cho những bất ổn xã hội tương lai. Mặc dù trên giấy tờ chính phủ Trung Cộng nghiêm cấm việc phá thai dựa theo giới tính nhưng tình trạng phá thai một cách bất nhân khi đã biết bào thai là còn gái vẫn xảy ra rất phổ biến tại Trung Cộng. Điều đó dẫn đến tình trạng trai thừa gái thiếu. Phương pháp để giải quyết tình trạng đó là mua vợ từ các nước Á châu khác.
Xuất cảng hàng hóa tiêu dùng
Không giống các quốc gia Tây phương, viện trợ và đầu tư được tính toán một cách cân đối dựa trên nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của một quốc gia, trong đó có đầu tư về giáo dục, huấn luyện nghề nghiệp, khoa học kỹ thuật, các đầu tư của Trung Cộng nhắm nhiều nhất vào các mục đích tiêu dùng và dịch vụ như phi trường, sân vận động. Tập sang nghiên cứu China Monitor của Trung tâm Nghiên cứu Trung Cộng tại Congo cho rằng việc Trung Cộng xây dựng các công trình chẳng khác mang cá đến cho người dùng mà không chỉ cho họ cách để tự đánh cá.
Như một nước nông nghiệp với nhiều triệu dân là những người tỵ nạn chiến tranh vừa mới hồi cư, sản phẩm công nghiệp Congo không phải là đối thủ cạnh tranh với hàng hóa Trung Cộng. Đường phố Lubumbashi, thủ phủ tỉnh Katanga, là một phố Tàu lớn với các cơ sở thương mại Trung Cộng, từ các ngân hàng, các công ty lớn cho đến các nhà hàng, tiệm ăn, tiệm tạp hóa và cả tiệm thuốc bắc. Về hàng hóa, không chỉ đồng hồ, TV, radio, điện thoại mà ngay cả loại vải truyền thống nhiều màu mà phụ nữ Phi châu ưa chuộng, vốn là đặc sản Congo, cũng được may từ Trung Cộng đem sang. Ngoài việc đánh gục hàng nội địa, các công ty Trung Cộng còn cạnh tranh với cả hàng nhập cảng. Công ty điện thoại di động Congo Chinese Telecomps (CTT) bán các điện thoại phẩm chất không thua kém các công ty lớn thế giới nhưng giá rất thấp so với các sản phẩm nhập từ Mỹ hay châu Âu.
Mua chuộc và bao che cấp lãnh đạo để khai thác lâu dài
Các lãnh đạo Phi châu không phải là không biết thâm ý của Trung Cộng nhưng họ vẫn muốn hợp tác kinh tế với Trung Cộng hơn là các nước Tây phương. Như đã trình bày, hợp tác với Trung Cộng, các lãnh đạo Phi châu không phải bận tâm về các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền vì chính sách của Trung Cộng không can thiệp vào nội bộ của các nước khác. Trong khi các vấn đề nhân quyền đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi châu Phi thì Trung Cộng trở thành nước độc quyền đầu tư và khai thác kinh tế. Ngoài ra, hợp tác với Trung Cộng không phải thông qua các thủ tục, các điệu kiện phức tạp như khi vay tiền của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế). Thảo luận hay ký kết các hợp đồng thương mại với các công ty Trung Cộng cũng chẳng khác gì ký kết với chính phủ Trung Cộng và do đó không cần phải thông qua sự chấp thuận của chính phủ hay quốc hội, nếu có cũng chỉ là vấn đề thủ tục. Trung Cộng ưu đãi, bao che và nếu cần sẽ sẵn sàng tiếp tay cho giới lãnh đạo để đàn áp các thành phần đối lập, các tầng lớp nhân dân. Giống như chế độ thực dân đế quốc trước đây, Trung Cộng nuôi dưỡng, bao che, cung cấp cho giới lãnh đạo Phi châu tiền bạc, súng đạn, an ninh cá nhân và bảo vệ chế độ bằng sử dụng quyền phủ quyết trong các cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc.
Trung Cộng và Congo
Riêng với Congo, năm 1964, Mao Trạch Đông tuyên bố “Nếu chúng ta có được Congo, chúng ta sẽ có được cả Phi châu”. Về mặt lịch sử, người Trung Quốc có mặt ở Congo từ lâu lắm. Các nhà khảo cổ học tìm thấy dấu tích người Trung Quốc có mặt tại Phi châu từ thế kỷ thứ sáu. Trong thế kỷ 18, thời kỳ vua Leopold cai trị Congo, nhiều ngàn người Hoa bị đưa tới để làm đường rầy xe lửa. Đa số đã bị chết vì đói khát hay kiệt sức lao động, một số ít sống sót đã chạy về các thành phố. Tức khắc sau khi Bỉ trao trả độc lập cho Congo, Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã gởi điện văn chúc mừng Thủ tướng Lumumba và công nhận Congo độc lập. Tuy nhiên hai quốc gia sau đó đã có xung đột ngoại giao khi Tổng thống Kasavubu thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Để trả đũa, Trung Cộng gởi võ khí cho quân đội của Gizenga đang chống lại chính quyền Congo trung ương của Kasavubu và Mobutu.
Sau khi loại bỏ Tổng thống Kasavubu, siết chặt quyền lãnh đạo tại Congo, Mobutu bắt đầu có tham vọng lãnh đạo cả lục địa Phi châu. Để làm được điều đó nhà độc tài xứ Congo cần phải hòa hoãn với Trung Cộng, quốc gia có ảnh hưởng nhất trong Phong trào các Quốc gia không Liên kết. Congo và Trung Cộng chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao 1972. Cũng trong năm này, Mobutu công nhận đàn em thân tín của Trung Cộng là Bắc Hàn. Mobutu thăm Trung Cộng 5 lần trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1994. Đáp lại, từ 1973, các lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Cộng viếng thăm Congo, đầu tiên với Ngoại trưởng Hoàng Hoa thăm Congo 1978, đến phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm đến Congo 1979. Trung Cộng nắm lấy cơ hội các quốc gia dân chủ Tây phương và Mỹ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter bắt đầu tẩy chay chế độ độc tài Mobutu để gây ảnh hưởng với Mobutu. Năm 1983, Trung Cộng tuyên bố hủy bỏ số nợ 100 triệu Dollar Congo vay của Trung Cộng, ngoài ra còn gởi khoảng 1 ngàn chuyên viên Trung Cộng sang làm việc trong các đề án nông và lâm nghiệp tại Congo.
Khi nhà độc tài Mobutu bị Laurent-Desire Kabila lật đổ, quan hệ hai quốc gia chẳng những không gián đoạn mà còn được củng cố vững chắc thêm. Quan hệ giữa Tổng thống Laurent-Desire Kabila và Bắc Kinh không chỉ là quan hệ giữa hai nước mà còn là quan hệ đồng chí anh em vì Laurent-Desire Kabila vốn là một nhà Maoist và đã từng được Mao yểm trợ võ khí khi còn ở trong rừng. Chỉ một thời gian ngắn sau khi lật đổ Mobutu, Tổng thống Congo Laurent-Desire Kabila lên đường viếng thăm Bắc Kinh. Khi Laurent-Desire Kabila bị ám sát, con trai của ông ta lên làm Tổng thống cũng đã thăm Trung Cộng để xin viện trợ, và đổi lại Trung Cộng được hưởng nhiều đặc quyền khai thác quặng mỏ, nhất là đồng và cobalt. Trung Cộng bắt đầu xây dựng hệ thống đường sá, khách sạn, phi trường, nhà máy điện, cơ sở giáo dục cho Congo, cũng như khai thác gỗ và dần dần lan đến các đề án nông nghiệp, ngay cả cà-phê, đường, cây trái.
Cuối tháng 9-2007, Trung Cộng ký với Congo một hợp đồng được xem là lớn nhất từ trước đến nay với một quốc gia Phi châu. Tổng giá trị của hợp đồng lên đến 9.25 tỉ Dollar. Ngân hàng Xuất nhập Cảng Trung Quốc Exim (Export-Import Bank of China) đồng ý cho Congo vay để tân trang hệ thống đường sá tại Congo. Đổi lại, Trung Cộng được quyền khai thác 10.6 triệu tấn đồng và 626,619 tấn cobalt. Theo nội dung của hiệp ước khai thác quặng, được đàm phán tại Bắc Kinh giữa luật sư Pual Fortin thay mặt cho công ty quốc doanh Gecamines của Congo và chính phủ Trung Cộng, số tiền sẽ được chi thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 năm phù hợp với tiến trình xây dựng và khai thác quặng mỏ. Sau thời gian 10 năm, vai trò độc quyền của Trung Cộng sẽ chấm dứt và hai quốc gia sẽ hợp tác với 2 phần 3 thuộc về Trung Cộng và 1 phần 3 thuộc về Congo, để tiếp tục khai thác quặng mỏ. Hiệp ước được Quốc hội Congo chấp thuận tháng 5 năm 2008.
Một số nhà phân tích cho rằng đây là một hiệp ước hai bên cùng có lợi vì Congo sẽ có một số cơ sở xây dựng mà họ chưa từng có như Tổng thống Joseph Kabila tuyên bố: “Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Congo có thể thấy những quặng đồng, kẽm của Congo đem về những kết quả tốt”. Tuy nhiên theo luật sư Georges Kapiamba, một trong số ít người đọc được nội dung của thỏa hiệp, cho rằng thỏa hiệp ký kết vào năm 2008 cũng chẳng khác gì “thỏa hiệp” mà Congo phải ký dưới thời vua Leopold đệ nhị của Bỉ. Cộng hòa Dân chủ Congo, trên thực tế sẽ bị thực dân hóa lần nữa. Có khác chăng, vua Leopold chưa bao giờ đặt chân đến Congo nhưng người Hoa sẽ tràn ngập Congo. Congo sẽ được Trung Cộng xây dựng 176 bịnh viện, hai trường đại học, một cảng, 500 chung cư. Đó là những công trình xây dựng lớn, tuy nhiên so sánh giữa gì sẽ nhận về và những gì sẽ mất đi, Congo sẽ bị thiệt hại nhiều hơn. Đừng nói gì đến chủ quyền đất nước và tài nguyên thiên nhiên, chỉ riêng về thu nhập tiền lời, với giá quặng mỏ vẫn còn cao, các nhà phân tích ước lượng, sau thời hạn 10 năm Trung Cộng sẽ thu lại từ 42 tỉ Dollar đến 90 tỉ Dollar.
Trung Cộng trong vai trò thực dân của họ, hơn ai hết mong được thấy một Cộng hòa Dân chủ Congo ổn định để khai thác tài nguyên của quốc gia này, nhưng liệu ước muốn đó có là một hiện thực hay không là điều khó ai biết trước. Lịch sử đã chứng minh Mỹ, Pháp, Anh không bao giờ nhường Phi châu cho Trung Cộng một cách dễ dàng. Khi thỏa hiệp được trình lên Quốc hội Congo tháng 5-2008, 105 nghị sĩ thuộc các đảng đối lập Congo bước ra khỏi phòng để phản đối. Tháng 10-2008, lực lượng Tutsi dưới quyền của tướng Laurent Nkunda đánh bại các lực lượng chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo và có ý định tiến về phía khu hầm mỏ Congo. Tướng Nkunda tuyên bố một trong những điều kiện đàm phán giữa ông ta và chính phủ của Tổng thống Joseph Kabila là Congo phải hủy bỏ hiệp ước 9 tỉ Dollar với Trung Cộng. Mặc dù tướng Nkunda vừa bị bắt cách đây 3 tháng nhưng các thành phần chống chính phủ vẫn còn rất mạnh. Thỏa hiệp kinh tế 9 tỉ Dollar vì thế đã trở thành con tin cho cuộc tranh chấp giữa nhiều phe phái. Máu có thể sẽ đổ lần nữa trên đất Congo và giống như hàng trăm năm qua, giọt máu đầu tiên hay cuối cùng cũng chỉ là máu của nhân dân Congo vô tội.
Và Việt Nam?
Bên cạnh nhiều điểm khác nhau về mức độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, địa lý chính trị, hai dân tộc Congo và Việt Nam có chung nhiều điểm bất hạnh giống nhau. Cobalt Congo và Bauxite Việt Nam đều là bước đầu của chủ nghĩa bành trướng của thực dân đỏ Trung Cộng, và viễn ảnh đen tối bị lệ thuộc lâu dài vào Trung Cộng là điều có thực.
Giống như Congo, dân tộc Việt Nam cũng trải qua một cuộc chiến tranh dài, với số người chết gần bằng nhau, và cả hai dân tộc đều nằm dưới sự cai trị của một giới lãnh đạo tự nguyện đặt mình dưới sự bảo hộ của Trung Cộng. Bởi vì, chỉ có Trung Cộng mới làm ngơ trước các hành động bỏ tù, tra tấn, chặt tay, bịt miệng người dân, chỉ có Trung Cộng mới im lặng khi giới cầm quyền sống xa hoa, phung phí trên máu xương, mồ hôi nước mắt của nhân dân, và chỉ núp dưới bóng của Trung Cộng giới lãnh đạo có mới thể kéo dài quyền cai trị đất nước. Giống như Congo, Việt Nam cũng có tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, lẽ ra hôm nay đã thành một con rồng, con phụng ở Á châu, nhưng không, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo về kinh tế và có một cơ chế chính trị còn lạc hậu hơn cả Congo.
Dân tộc Việt Nam, sau 34 năm nguyền rủa, van xin, đánh thức lương tâm của giới lãnh đạo cộng sản bằng bao nhiêu bức tâm thư, bao nhiêu lời thỉnh nguyện. Tất cả chỉ là những giọt nước rơi vào biển cả, không tạo được âm vang, không gây nên chút sóng. Đảng Cộng sản đã chọn lựa cho họ một con đường riêng để tồn tại thì dân tộc Việt Nam cũng phải biết đứng lên để thay đổi vận mệnh của chính mình. Lịch sử nhân loại chứng minh, những kẻ độc tài thường không bước xuống theo nguyện vọng nhân dân, họ chỉ chết già trong quyền lực hay bị lật đổ.
(Trích trong Chính Luận Trần Trung Đạo I)
Tham khảo
Richard Dowden, Africa, Altered States, Ordinary Miracles, Public Affairs, New York 2008
Adam Hochschild, King Leopold’s Ghost: A Story of Greed, Terror, and Heroism in Colonial Africa, Mariner Books 1999.
Arthur Conan Doyle, The Crime of the Congo, London Hutchinson & Co, 1909
Martin Meredith, The Fate of Africa, Public Affairs 2005
Princeton Lyman, Director of Africa Policy Studies, Council on Foreign Relation, China’s Rising Role in Africa, July 2005
Center for Strategic and International Studies and the Peter G . Peterson Institute for International Economics, China: The Balance Sheet, Public Affairs 2007
David Pugh, Chinese Foreign Policy during the Maoist Era and its Lessons for Today
Peter Hitchens, How China has created a new slave empire in Africa, Mail 28th September 2008
Wenran Jiang, Chinese Inroads in DR Congo: A Chinese “Marshall Plan” or Business? , The Jamestown Foundation, Jan 12 - 2009.
Amb David H. Shinn, China’s Relations with Zimbabwe, Sudan, and the Democratic Republic of the Congo
Hannah Edinger & Johanna Jansson, Center for Chinese Studies, China and the Democratic Republic of Congo:Partners in Development? October 2008
Simon Clark, Michael Smith and Franz Wild, China Lets Child Workers Die Digging in Congo Mines for Copper, Bloomberg, July 22 - 2008.
Richard Behar, Mineral Wealth of the Congo, June 1 2008
F William Engdahl, China’s US$9bn hostage in the Congo war, Asia Times, Dec 2 - 2008
Jon Swain, Africa, China’s new frontier . Time, February, 10-2008
Những tuổi thơ trong mỏ quặng
Em Adon Kalenga làm việc cho một hãng thu mua quặng. Công việc của em mỗi ngày là vác những bao quặng nặng gần 100 kí lô từ những hầm sâu, ẩm thấp đi rửa sạch và vác trở về cho chủ hãng thầu. Như em tả, cả thân thể em đều cảm thấy đau nhức và cả mười ngón tay trầy trụa sau một ngày dài rửa quặng. Em Adon Kalenga chỉ mới 13 tuổi. Trong lúc hầu hết thiếu niên cùng tuổi em trên thế giới đang đến trường thì em phải làm việc không ngưng nghỉ suốt bảy ngày mỗi tuần. Em không đủ tiền để đóng học phí, trung bình khoảng 6 Dollar một tháng. Em không có nhà ở. Đêm về, em ngủ nhiều nơi trên đường phố và cũng có khi tìm đến tạm trú trong các trại mồ côi. Cha của Adon chết khi em mới 9 tuổi. Mẹ em sau đó cũng bỏ nhà ra đi. Bà con thân thích không ai nhận nuôi dưỡng em khi chính họ còn không đủ sức nuôi con của họ. Em trở thành đứa bé mồ côi. Sau khi lang thang bụi đời một thời gian, các bạn của em gợi ý nên đi đào quặng bán lại cho các công ty thu mua Trung Cộng. Thế là em cùng các bạn đi đào quặng để kiếm sống. Trong năm đầu tiên em có lần suýt chết khi trời mưa lớn làm đất sụp thành bùn đè lên những người đang làm dưới hầm sâu. Bốn người bạn của em, Fabrice, Jean, Patient and Patrick đều bị bùn chôn sống trong tai nạn đó. Em may mắn sống sót nhưng thương tích đầy mình. Adon nói “Cuộc sống của em rất khó khăn. Em không hiểu tại sao”.
Một người bạn của Adon tên là Carlito Muamba, cũng chỉ mới 15 tuổi nhưng mỗi ngày phải chui vào những hố sâu trong lòng đất để đào bằng tay và chiếc sẻng nhỏ. Phía trên hầm không có gì che, mỗi khi đào, đất và bụi rớt xuống phủ kín chiếc đầu không tóc của em. Áo quần em biến thành màu đỏ nhưng em vẫn tiếp tục đào. Mồ hôi trộn lẫn vào bụi đỏ. Không có thang để trèo. Mỗi khi muốn vào hay ra khỏi hầm, em phải bò bằng chân tay. Và đến cuối ngày em cũng được chủ thầu phát một số tiền tương đương với 3 Dollar. Khi được hỏi lý do em làm việc cực nhọc, Carlito trả lời “em cần tiền để mua thức ăn”. Rất đông các bạn cùng tuổi em đi đào quặng.
Mặc dù trên giấy tờ Congo có ký vào hiệp ước quốc tế nghiêm cấm lao động trẻ em vị thành niên, trong thực tế chẳng bao giờ được áp dụng. Ở châu Phi giá trị của mạng sống con người rất rẻ. Nhiều chuyện còn quan trọng hơn như việc hàng trăm người trong đó có bốn trẻ em bạn của Adon, bị đất sụp chôn sống cũng chẳng được ai quan tâm nói chi là chuyện trẻ em đi làm. Bà Wangari Maathai, người phụ nữ Phi châu đầu tiên được trao giảo Nobel Hòa bình năm 2004, quy trách nhiệm không chỉ lên chính phủ Congo mà cả các công ty đầu tư cũng đã vi phạm luật lạm dụng lao động trẻ em: “Tại những quốc gia, nơi nhân quyền không được tôn trọng và người dân không thể buộc chính phủ để chịu trách nhiệm thì chính phủ của các công ty đầu tư phải đề ra những điều kiện lao động”. Chính phủ mà bà muốn nói là Trung Cộng và các công ty thu mua quặng cũng là các công ty Trung Cộng tại Congo, nhưng phía chính phủ Trung Cộng bao giờ họ cũng trả lời “đó là vấn đề của Congo, không liên quan gì đến công ty hay chính phủ Trung Quốc”.
Adon và Carlito là hai trong số 67 ngàn người Congo đang sống bằng nghề đào quặng tại tỉnh Katanga, phía nam Congo, và câu chuyện cảm động về hai em Adon Carlito do một nhóm phóng viên của hãng Bloomberg thực hiện.
Cuối tháng Tám 2008 trên báo Daily Mail ở Anh, nhà báo Peter Hitchens trong phóng sự Làm thế nào Trung Cộng dựng nên một đế quốc nô lệ mới tại Phi Châu (How China has created a new slave empire in Africa), mô tả đời sống của những người dân Congo mà tác giả gọi là “nghèo khổ, vô vọng, giận dữ” khi phải chui vào những hố sâu 25 mét trong những mỏ quặng bỏ hoang để tìm những mảnh quặng đồng còn sót lại, rửa sạch từ những vũng nước dơ và chất thành những kiện nặng tới hàng trăm kí-lô trên những chiếc xe đạp già nua để đem bán cho các thương gia Trung Cộng đang cần nguyên liệu. Nhiều trong số họ đã chết khi những hầm đất sụp hay bị thương nhưng không có thuốc men. Phần lớn đều có con nhỏ. Nhưng nếu họ may mắn sống sót và sau một ngày thu nhặt quặng thành công, họ kiếm được 3 Dollar để nuôi sống bản thân và gia đình trong những thôn xóm tồi tàn đầy bịnh tật. Và cũng theo phóng sự của Peter Hitchens, đời sống một người dân Congo hôm nay không khác gì của ông bà họ ở thế kỷ 18, nếu có khác chăng họ phải làm việc nhiều lần khổ hơn trong một điều kiện cũng tệ hại hơn nhiều.
Dù sao, công việc đào quặng đó cũng chỉ là một phần của các công ty thu mua tư doanh Trung Cộng, thỏa hiệp kinh tế được ký kết giữa chính phủ Congo và Trung Cộng đầu năm 2008 lớn hơn nhiều. Hiệp ước kinh tế trị giá hàng chục tỉ Dollar, có ảnh hưởng gần như hầu hết các mặt trong đời sống xã hội tại Congo không phải chỉ trong vòng 10 năm tới mà trong một thời gian rất dài và cũng không chỉ ảnh hưởng về mặt kinh tế mà cả xã hội, văn hóa, truyền thống.
Để cảm thông với số phận Congo, có lẽ nên đi ngược dòng lịch sử tìm hiểu thêm về vùng đất giàu tài nguyên nhất nhưng là một đất nước chịu đựng nhiều thiệt thòi và bất hạnh nhất trên lục địa Phi châu.
Tội ác diệt chủng bị lãng quên
Cộng hòa Dân chủ Congo (Democratic Republic of the Congo, thời Mobutu được gọi là Zaire, thường dễ bị lầm lẫn với Cộng hòa Congo hay Congo-Brazzaville) là một quốc gia vùng trung Phi, có diện tích 2.3 triệu kilô mét vuông và dân số 64 triệu theo thống kê 2008, thủ đô là Kinshasa. Congo có nhiều nguồn tài nguyên phong phú như đồng, vàng, kim cương, cao su, cobalt nhưng lợi tức đầu người hàng năm chỉ có 140 Dollar. Congo tập hợp của khoảng 200 sắc dân. Về căn bản, Congo vẫn là một quốc gia nông nghiệp nhưng từ 1985 việc đô thị hóa ngày càng gia tăng. Về mặt chính trị, chính phủ Congo hiện nay chi phối bởi hiến pháp 2006. Để đạt được một xã hội tạm yên như hiện nay, nhân dân Congo cũng đã phải trả một giá bằng máu của nhiều triệu dân Congo.
Không giống chế độ thực dân tại các nước khác được mở đầu bằng võ trang xâm lược, chế độ thực dân Bỉ có mặt tại Congo được diễn ra dưới hình thức mua bán, trao đổi giữa Henry M. Stanley, đặc sứ của vua Bỉ Leopold đệ nhị và các lãnh đạo Congo địa phương sống dọc sông Congo. Cuối năm 1884, Stanley ký 450 hiệp ước thay mặt cho vua Leopold. Kết quả, Congo trở thành một nước có tên gọi mỉa mai “Nước Congo Tự do” dưới quyền sở hữu cá nhân của vua Leopold với thủ đô đặt tại Boma, một quận nằm bên bờ sông Congo.
Dưới sự bóc lột sức lao động tàn nhẫn để phục vụ cho túi tham không đáy của vua Bỉ Leopold đệ nhị, người dân Congo trải qua gần một thế kỷ trong địa ngục trần gian. Nhân loại nhắc nhiều về Holocaust, diệt chủng Armenian nhưng so với tội ác của Bỉ tại Congo, số người Do Thái bị Hitler giết hay Armenian bị Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt còn thấp hơn nhiều. Khoảng một nửa dân số Congo thời bấy giờ, 10 đến 15 triệu dân, bị quân đội và tay sai dưới quyền của vua Leopold tàn sát. Mặc dù chưa bao giờ đặt chân đến Congo, đất nước là phần tài sản của ông ta. Vua Leopold đệ nhị thành lập một hệ thống lao động khổ sai trong đó con người đơn giản chỉ là một dụng cụ sản xuất. Những năm giá cao su lên cao, Leopold chỉ thị cho phu đồn điền phải tăng giờ làm việc. Những ai không làm việc được bị hành hạ bằng nhiều cách như đánh roi, tra tấn và giết chết. Nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng bị quân đội riêng của vua Leopold được gọi là Lực lượng Công cộng (Force Publique) tàn sát không thương tiếc. Quân lính trong Lực lượng Công cộng có thông lệ mỗi khi giết một kẻ chống đối, họ chặt một cánh tay mang về trình lên cấp chỉ huy để làm chứng cho số lượng đạn dược đã dùng. Nhiều lính của Leopold thích đi săn khỉ, để giải thích cho số đạn bắn ra, chúng chặt tay thường dân để đem về trình thượng cấp. Viêc chặt tay không chỉ bị xảy ra cho người lớn mà cả trẻ em vô tội. Hình phạt chặt tay này còn tồn tại đến hôm nay tai Sierra Leone là vết tích của chế độ thực dân mà vua Bỉ Leopold đã để lại tại châu Phi. Mặc dù được các nước thực dân châu Âu cố tình che đậy và dìm vào quên lãng, tội ác diệt chủng của vua Leopold đã được ghi lại trong một số tác phẩm, tiểu thuyết, hồi ký và sử học, trong đó có sử liệu Tội ác tại Congo (The crime of the Congo) của Arthur Conan Doyle xuất bản tại London ngay trong năm Leopold chết, 1909, và Bóng ma của vua Leopold (King Leopold’ Ghost) của sử gia Adam Hochschild được xuất bản năm 1999.
Congo độc lập trong nhiễu nhương, phân hóa (1960 – 1965)
Trước áp lực dư luận quốc tế và cả quốc hội Bỉ, sau 1908, Congo bị sáp nhập vào Bỉ lần nữa. Quốc gia gọi là “Nước Congo Tự do” do Leopold lập ra dần dần bị giải tán nhưng điều kiện sống của người dân Congo không phải nhờ đó mà tốt đẹp hơn. Dân Congo vẫn một nước thuộc địa, không có một chút quyền hành gì trong bộ máy hành chính từ cấp trung ương đến địa phương. Đến 1955, ngọn lửa đòi độc lập được nhen nhúm từ các nhà ái quốc Phi châu lan rộng đến nhiều nước. Tại Congo nổi bật nhất là Patrice Emery Lumumba. Sau lời hứa trao trả độc lập dành cho các quốc gia thuộc địa Pháp của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle nhân chuyến viếng thăm Trung Congo (nay thuộc Congo) đã kích thích việc đòi hỏi tự do của quốc gia trong lục địa Phi châu. Cuối cùng, Bỉ quyết định trao trả độc lập cho Congo vào ngày 30 tháng 6 1960. Patrice Emery Lumumba, 35 tuổi, trở thành Thủ tướng đầu tiên. Chính sách ngu dân và cô lập Congo với thế giới bên ngoài của vua Leopold và thực dân Bỉ để lại một hậu quả vô cùng trầm trọng về mọi mặt trong đời sống xã hội Congo sau khi được trao trả độc lập. Bản thân Thủ tướng Lumumba cũng chỉ học được bốn năm tiểu học và một năm huấn luyện làm nhân viên bưu chính. Dù ít học, Lumumba là một người rất thông minh, có lòng yêu nước sâu sắc, có tài ăn nói và giàu năng lực làm việc. Năm 1958, Lumumba và một nhóm thanh niên có học thành lập Phong trào Quốc gia Congo (Movement Natioal Cogolais, MNC) và là tổ chức chính trị có nhiều ảnh hưởng trong quần chúng nhất lại Congo lúc bấy giờ. Giành được độc lập là một chuyện nhưng điều hành đất nước lại là chuyện khác. Vào 1960, cả nước Congo chỉ có 30 thanh niên là tốt nghiệp đại học và 136 học sinh hoàn tất chương trình trung học. Congo không có ngay cả một bác sĩ, không có thầy hay cô giáo và sĩ quan quân đội. Cấp cao nhất trong quân đội mà một người Congo được thăng là thượng sĩ và người đó không ai khác hơn là Joseph Mobutu, nhà độc tài sắp xuất hiện trong lịch sử Congo.
Để thay thế quân đội Bỉ, Lumumba phong Mobutu lên chức tham mưu trưởng của quân đội Congo. Trước một đất nước có chủ quyền mà coi như vô chủ với hơn 50 phe nhóm chính trị được hình thành trong giai đoạn chuyển tiếp, Thủ tướng Lumumba vốn không có thiện cảm với các đế quốc thực dân, kể cả Mỹ, đã trở nên cực đoan trong cách giải quyết những xung đột nội bộ Congo. Ông kêu gọi Liên Hiệp Quốc giúp ổn định trật tự tại Congo. Sau khi quân đội Liên Hiệp Quốc đổ bộ xuống Congo, Lumumba còn đi xa hơn khi đòi trục xuất toàn bộ quân đội Bỉ chưa rút hết khỏi Congo, nếu không ông ta sẽ cầu cứu Liên-Xô. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh đang ở cao điểm, việc Lumumba cầu cứu Liên-Xô là một thách thức lớn đối với Mỹ. Sự có mặt của Liên-Xô ngay trong trái tim của Phi châu đối với Mỹ là một sự kiện không thể chấp nhận được. Tổng thống Eisenhower không muốn thấy một Cuba tại Phi châu nên đã quyết định loại trừ Lumumba bằng mọi cách, kể cả ám sát nếu cần. Mỹ mua chuộc được Joseph Mobutu, một phụ tá tin cẩn Lumumba và cũng là đương kim tổng tham mưu trưởng quân đội để thực hiện cuộc đảo chánh không đổ máu. Một trong những hành động đầu tiên của Mobutu là trục xuất các nhà ngoại giao Liên-Xô và các quốc gia thuộc khối cộng sản ra khỏi Congo. Lumumba bị bắt, bị tù và cuối cùng bị phe Katanga thù địch thân Bỉ giết chết lúc 10 sáng 17 tháng Giêng 1961.
Việc thiếu tin tưởng vào Tây phương và Mỹ đã dẫn Lumumba đến những quyết định sai lầm, không thực tế trong thời gian ngắn lãnh đạo Congo và bản thân Lumumba cũng chịu trách nhiệm một phần không nhỏ cho tình trạng xáo trộn của Congo, tuy nhiên, không thể phủ nhận tinh thần yêu nước, lập trường chống thực dân kiên quyết mà ông theo đuổi từ những ngày còn nhỏ. Sau khi Lumumba bị giết hàng trăm cuộc biểu tình chống Bỉ được phát động khắp thế giới. Patrice Emery Lumumba trở thành biểu tượng cho khát vọng độc lập của nhân dân Congo và nhiều chính đảng tại Congo hiện nay mang tên ông. Từ đó cho đến ngày 17 tháng 5 1997, Congo nằm trong tay của nhà độc tài tham nhũng Joseph Mobutu.
Mobutu Sese Seko Nkuku Ngbendu wa Za Banga (1965 – 1997)
Mobutu Sese Seko Nkuku Ngbendu wa Za Banga hay viết gọn là Mobutu Sese Seko, với tên trong khai sinh là Joseph Mobutu sinh ngày 14 tháng 10 1930 tại Lisala, một tỉnh Congo thuộc Bỉ. Cha mất sớm nhưng Mobutu đã xoay xở để theo học trong các trường đạo cho đến khi bị trục xuất vì lý do hạnh kiểm. Mobutu đăng lính. Với trình độ học vấn sẵn có và nói thạo tiếng Pháp, trong quân đội Mobutu được huấn luyện nghề thư ký kế toán tại tổng hành dinh của Lực lượng Công cộng. Mobutu được phong tới chức thượng sĩ, chức vụ cao nhất mà một người lính Congo được phong. Sau khi trở về đời sống dân sự Mobutu đi làm báo. Với tính thông minh, lanh lợi, Mobutu quen biết nhiều người, nhiều phe nhóm trong đó có cả nhà cách mạng chống thực dân Patric Emery Lumumba lẫn các nhân viên tình báo CIA. Mặc dù chưa bao giờ trực tiếp tham gia chống thực dân hay các phong trào cách mạng giành độc lập Mobutu vận dụng sự quen biết để tạo một vị trí chính trị lẫn quân sự vững chắc cho mình trong giai đoạn chuyển tiếp tranh tối tranh sáng tại Congo.
Sau khi chính thức nắm toàn quyền lãnh đạo Congo từ 1965, Mobutu lần lượt loại bỏ ra ngoài vòng pháp luật tất cả đảng phái, ngoại trừ Phong trào Nhân dân Cách mạng (Movement Populaire de la Revolution, MPR) do chính ông ta lập ra. Trong suốt 32 năm cai trị Congo, Mobutu dành dụm cho mình một tài sản được ước tính khoảng 5 tỉ Dollar trên sự nghèo đói cùng cực của đại đa số dân Congo. Con số 5 tỉ này tương đương với toàn bộ số nợ mà Congo phải vay mượn thế giới.
Những lời tung hô lãnh tụ đầy tính nịnh bợ, các khẩu hiệu tuyên truyền dối trá nhưng rất êm tai Mobutu nghe được trong những dịp viếng thăm các quốc gia cộng sản như Trung Cộng, Bắc Hàn, Rumania, hấp dẫn y đến nỗi khi về nước một trong việc làm đầu tiên của Mobutu không phải xây cầu, đắp đập mà là hình thành ngay một tư tưởng Mobutu. Mobutu ra lịnh thay đổi tên đường, tên phố, quốc kỳ, quốc ca, và tháng 10-1971 thay cả tên nước. Báo chí quốc doanh ca tụng Mobutu như một bậc tiên tri. Mobutu, người bị tố cáo giao nộp Lumumba cho phe Katanga giết để tránh tiếng sát nhân, phục hồi danh dự cho Lumumba. Y làm việc này không phải phát xuất từ sự kính phục lòng yêu nước của Lumumba, mà để giải tỏa dư luận, và đồng thời để tự phong mình là nhân vật số hai trong lịch sử Congo, sau Lumumba, có công giành độc lập.
Bạn thân nhất của Mobutu là nhà độc tài Nicholas Ceauşescu của Romania. Quan hệ của hai nhà độc tài không chỉ giới hạn ở cấp đảng, nhà nước mà cả cá tính thích sùng bái cá nhân cùng cực. Mobutu cũng thán phục chính cá tính độc lập của Nicholas Ceauşescu đối với Liên-Xô. Sự thân thiết của giữa Mobutu và Nicholas Ceauşescu phổ biến đến mức trong các câu chuyện trào phúng tại Congo, Mobutu Sese Seko được gọi thành Mobutu Sesesescu. Tháng 11-1996, Laurent-Desire Kabila với sự yểm trợ của Burundi, Uganda, Rwanda, đã phát động chiến tranh được gọi là chiến tranh Congo thứ nhất nhằm lật đổ Mobutu. Mobutu đang bị bịnh ung thư tiền liệt tuyến vào giai đoạn cuối, không chống trả nổi, phải lưu đày sang Morocco và chết một thời gian ngắn sau đó.
Laurent-Desire Kabila (1997 – 2001)
Một trong những kẻ thù thuộc loại kỳ cựu của Mobutu là Laurent-Desire Kabila, một lãnh tụ cộng sản hoạt động từ thời Lumumba. Trong thời gian Lumumba làm Thủ tướng, Laurent-Desire Kabila là một lãnh tụ thanh niên có trình độ đại học của một đảng nhỏ liên minh với Phong trào Quốc gia Congo của Lumumba trong quốc hội. Khi Lumumba bị giết, Kabila trốn vào rừng và thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Congo. Với sự yểm trợ võ khí của Trung Cộng, Kabila dù chỉ mới 24 tuổi, tuyên bố thành lập chính phủ ly khai theo chế độ cộng sản tại tỉnh Nam Kivu, phía tây hồ Tanganyika.
Năm 1965, Kabila liên kết với một trong những người cộng sản nhiều huyền thoại nhất của Mỹ châu là Che Guevara. Che nhận xét, trong số những người ông ta gặp, Kabila là ngưòi có nhiều điều kiện để lãnh đạo quần chúng. Kabila có tương lai vì tuổi còn rất trẻ và từng theo học triết học tại đại học ở Pháp. Tuy nhiên, cách sống xa hoa, chìm đắm trong rượu chè và chỉ biết quanh quẩn với gái của lãnh tụ cộng sản Kabila đã làm Che thất vọng và cuối cùng bỏ đi vào cuối năm 1965. Nhà nước cộng sản nhỏ nhoi nầy bị Mobutu càn quét và tan vỡ. Báo chí và cả Mobutu đều nghĩ rằng Kabila đã chết, nhưng không, ba mươi năm sau, Kabila lại xuất hiện và lần nầy lãnh đạo một liên minh quân sự của nhiều nước dưới danh nghĩa Liên minh Các Lực lượng Dân chủ Giải phóng Congo (Alliance des Forces Democratiques pour la Liberation du Congo-Zaire). Quân đội của liên minh đánh bại quân đội của Mobutu chỉ trong vòng vài tháng, và Kabila chiếm thủ đô Kinshasa ngày 20 tháng 5 năm 1997.
Sau khi đánh bại Mobutu, Kabila tự phong là chủ tịch nước đứng đầu một chính phủ cứu nguy dân tộc và đổi tên nước là Cộng hòa Dân chủ Congo như đang được gọi hiện nay. Cuộc đời 30 năm sống trong bí mật của Laurent-Desire Kabila cho đến nay cũng còn nhiều huyền bí vì khi còn sống Kabila thường đánh trống lảng khi được hỏi về quá khứ của mình. Tuy nhiên theo các phóng viên điều tra trong đó có ABC News, lãnh tụ cộng sản Kabila và phe phiến loạn của ông đã sống bằng việc giết voi để lấy ngà, đào mỏ, buôn vàng, kim cương qua ngã Burundi, một nước nhỏ trên biên giới phía đông của Congo và cả bắt cóc người để tống tiền, trong đó ít nhất một người là Mỹ. Nhân dân Congo tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa vì tham vọng của nhà độc tài Maoist Laurent-Desire Kabila không kém gì của Mobutu. Các nhóm dân chủ thật sự đều rút ra khỏi liên minh hay bị loại bỏ. Laurent-Desire Kabila bị một cận vệ ám sát ngày 18 tháng Giêng 2001. Con trai Laurent-Desire Kabila là Joseph Kabila được trao quyền Tổng thống thay cha.
Joseph Kabila và quan hệ Trung Cộng (từ 2001)
Joseph Kabila lên kế vị cha nắm chức vụ Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo khi chỉ mới 29 tuổi. Tuổi thơ ấu của ông ta cũng có nhiều huyền bí. Joseph Kabila sinh khoảng tháng 4-1971 tại một nơi nào đó hoặc miền đông Congo hay tại Tanzania. Mẹ của ông ta là vợ thứ ba của Laurent-Desire Kabila. Tuy còn trẻ nhưng Joseph Kabila tỏ ra khôn khéo về ngoại giao hơn cha. Trong chuyến thăm viếng Mỹ theo lời mời của Tổng thống George Bush sau khi được quốc hội Congo giao quyền Tổng thống, Josehp Kabila mong muốn có một Congo hòa bình sau khi đã trải qua hai cuộc chiến, Congo thứ nhất từ 1996 đến 1997 và Congo thứ hai từ 1998 đến 2003, với trên 4 triệu người chết. Trong buổi tiếp xúc Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, Joseph Kabila cũng hứa hẹn sẽ có những cải cách dân chủ và nhân quyền tại Congo. Tháng 12-2005, một cuộc trưng cầu dân ý Congo chấp thuận một hiến pháp mới. Josehp Kabila ghi danh ứng cử với tư cách độc lập. Đối thủ của Joseph Kabila là Jean-Pierre Bemba, cựu phó Tổng thống và cũng là bạn chiến đấu của cha ông ta. Vì vòng đầu cả hai đều không đạt tỉ lệ trên 50 phần trăm như luật bầu cử quy lịnh, cuộc bầu cử phải tiến vào vòng hai, và lần nầy Kabila đắc cử Tổng thống với 58.5 phần trăm tổng số phiếu bầu. Còn khá sớm để đánh giá Joseph Kabila liệu có trở thành một Mobutu hay Laurent-Desire Kabila hay không, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy Joseph Kabila đã có nhiều thay đổi như việc sắp xếp lại cơ cấu hành chánh và cho về hưu các viên chức quá già trong hệ thống công quyền. Joseph Kabila có quan hệ mật thiết với Trung Cộng. Khi vào tuổi 25, Joseph Kabila từng là tư lịnh binh đoàn Kadogos nổi tiếng đánh chiếm thủ đô Kinshasa. Sau khi cha làm Tổng thống, Joseph Kabila được gởi sang Trung Cộng để theo học quân sự tại Đại học Quốc phòng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh. Xa hơn nữa, quan hệ mật thiết giữa Trung Cộng và gia đình Kabila bắt đầu từ khi Joseph Kabila chưa ra đời. Bản thân Kabila cha là một Maoist và công khai bày tỏ lòng kính phục đối Mao Trạch Đông. Trong chuyến viếng thăm Trung Cộng của Joseph Kabila vào 22 tháng 3-2002, chủ tịch Trung Cộng Giang Trạch Dân cũng nhắc lại tình hữu nghị cố cựu giữa cha con Kabila và Trung Cộng. Uống nước nhớ nguồn, Josheph Kabila cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Trung Cộng vì đã hết lòng ủng hộ cha con ông ta trong giai đoạn khó khăn dài trước đó.
Chủ nghĩa bành trướng của Trung Cộng tại Phi châu
Sau khi thiết lập chế độ cộng sản tại lục địa Trung Hoa, Đảng Cộng sản Trung Cộng bắt đầu tìm cách tạo ảnh hưởng tại Phi châu thể hiện qua các chuyến viếng thăm châu Phi ba tuần của Thủ tướng Chu Ân Lai và ngoại trưởng Trần Di vào đầu năm 1964. Tuy còn rất nghèo nàn nhưng đối với các phong trào du kích tại nhiều nước Á, Phi, Trung Cộng được xem như là ngọn hải đăng cho lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Trung Cộng sử dụng lý luận cách mạng để tạo ảnh hưởng và củng cố vị trí quốc tế qua việc khuyến khích các cuộc nổi dậy võ trang dưới hình thức cách mạng nhân dân tại các quốc gia đang đấu tranh vì độc lập hay vừa được trao trả độc lập nhưng chưa ổn định. Trong thập niên 50 và đầu thập niên 60, ngoài một số vũ khí phần lớn là chế tạo rập theo khuôn mẫu của Liên-Xô, Trung Cộng là một nước lạc hậu về kinh tế kỹ thuật. Vốn liếng và võ khí mạnh nhất của Trung Cộng là lý luận cách mạng chống thực dân đế quốc.
Tại đại hội Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 9-1962, Mao nhấn mạnh sự liên hệ giữa đấu tranh giai cấp trong nước phải được tiến hành đồng thời với việc yểm trợ các cuộc tranh đấu võ trang của các nước khác. Về mặt chính trị, Trung Cộng tích cực tham gia Hội nghị Bandung lịch sử, diễn ra từ 18 đến 24 tháng Tư 1955 tại thành phố Bandung, Nam Dương và sau đó một thời gian ngắn là sự ra đời của Phong trào các Quốc gia không Liên kết.
Về mặt quân sự, các phong trào Maoist được Trung Cộng võ trang hình thành khắp nơi, không những trong các quốc gia đang là thuộc địa, các quốc gia đã được trao trả độc lập mà cả những quốc gia chưa từng bị thuộc địa. Trung Cộng huấn luyện du kích quân thuộc phong trào FRELIMO tại Mozambique, PAIGC tại Guinea, ZANU in Rhodesia (Zimbabwe), ANC tại Nam Phi. Năm 1963, Trung Cộng gởi quân dụng và vũ khí đến các lực lượng du kích đang hoạt động tại miền đông Congo dưới sự lãnh đạo của Antoine Gizenga, nguyên là một bộ trưởng trong chính phủ Lumumba, chống lại Mobutu thân Mỹ. Điểm đặc biệt, khác với Liên-Xô và Mỹ, Trung Cộng nhắm vào các mục đích đầu tư dài hạn nên võ khí tặng cho các phong trào Maoist phần lớn đều dưới hình thức cho không.
Cuối thập niên 50, lý luận “giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc” không còn hiệu quả vì phần lớn các nước đã giành được hay được trao trả độc lập, Trung Cộng chuyển hướng đấu tranh sang việc phát động phong trào chống thực dân mới và đế quốc Mỹ. Trung Cộng cảnh cáo các nước Á, Phi, độc lập chính trị chỉ là bước đầu trong tiến trình giải phóng đất nước, quan trọng là phải có độc lập về kinh tế. Một số thỏa hiệp kinh tế, dù rất tượng trưng, đã được ký kết giữa Trung Cộng và các quốc gia như Ghana, Guinea, Mali, Tanzania. Trong nội bộ phong trào cộng sản thế giới Trung Cộng tấn công vào chủ nghĩa xét lại Khrushchev.
Để chứng tỏ Trung Cộng không chỉ là một mớ lý luận và những võ khi thô sơ, giới lãnh đạo Trung Cộng không ngần ngại thực hiện vài đề án lớn với một số nước Phi châu như trường hợp đề án đường rầy xe lửa Tanzam nối liền Zambia và bờ phía đông của Tanzania năm 1970. Đề án Tanzam được xem như là một đề án lớn nhất của Trung Cộng thời bấy giờ với kinh phí 500 triệu Dollar để xây dựng một hệ thống đường xe lửa dài 1870 kí lô mét từ Dar es Salamm đến khu vực mỏ quặng chính của Zambia. Số nhân công được sử dụng gồm 50 ngàn tuyển mộ từ Tanzania và 25 ngàn được đưa sang từ Trung Cộng. Bất chấp nắng mưa, chết chóc, 75 ngàn người làm việc suốt 5 năm dài, bắt 300 cầu, đào thông 23 hầm và đặt 147 trạm xe lửa. Đề án được Trung Cộng ca ngợi như một thành công vĩ đại vào năm 1975 mặc dù Trung Cộng biết cả vốn lẫn lời có thể đều không thu lại được. Trung Cộng thực hiện đề án Tanzam không nhằm theo đuổi mục đích lợi nhuận kinh tế nhưng qua đó thiết lập một đầu cầu quan trọng cho việc đổ bộ ồ ạt vào Phi châu trong đầu thiên niên kỷ này và đồng chứng tỏ cho các lãnh đạo các nước Phi châu thấy không chỉ có Mỹ hay Liên-Xô mới khả năng thực hiện các đề án lớn.
Các chính sách đổi mới kinh tế của Đặng Tiểu Bình bắt đầu thập niên 80, về mục tiêu có nhiều thay đổi, nhưng một số điểm trong chính sách đối với châu Phi thời Mao vẫn được duy trì. Giới lãnh đạo Trung Cộng sử dụng và khai thác lịch sử như một vũ khí chiến lược để phục vụ cho mục tiêu bành trướng. Trung Cộng vẫn lặp đi lặp lại khẩu hiệu hợp tác hữu nghị, tình đồng chí anh em thắm thiết giữa các quốc gia cùng cảnh ngộ được như Chu Ân Lai tuyên bố từ Hội nghị Bandung hơn nửa thế kỷ trước, có khác chăng các lãnh tụ phiến loạn ngày xưa nay đã là những tổng thống và Trung Cộng, lãnh tụ của thế giới thứ ba nghèo khổ, nay là một siêu cường.
Các mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng
Thỏa mãn nhu cầu năng lượng và nguyên liệu
Phát triển kinh tế đòi hỏi trước hết là nguyên liệu. Sự thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất đã làm nhu cầu nguyên liệu của Trung Cộng vốn thiếu hụt lại càng thiếu hụt trầm trọng hơn. Để đuổi kịp các nước tư bản phát triển và vượt qua những khiếm khuyết trong sử dụng nguyên liệu, giới lãnh đạo kinh tế Trung Cộng không áp dụng các phương pháp kinh doanh truyền thống mà Mỹ và các nước Tây Âu đã và đang áp dụng. Các chuyên viên đặt hàng của các công ty Trung Cộng không ngồi trong các phòng có gắn máy lạnh, trước máy vi tính và mua nguyên vật liệt từ các thị trường nguyên liệu quốc tế mà đến tận nơi, mua tận gốc và mua với giá rẻ nhất. Tệ hại hơn cả các chế độ thực dân trước đây, Trung Cộng vơ vét đủ cách, đủ kiểu, chính thức qua các hợp đồng nhà nước và không chính thức qua trung gian các công ty thầu thu mua do người bản xứ điều hành. Các công ty Trung Cộng bất chấp các nguyên tắc, luật lệ lao động và họ không quan tâm các bao quặng kia do ai đào ra, dù từ bàn tay của một phụ nữ Congo đang cõng trên lưng một đứa bé sơ sinh hay một em Adon Kalenga chỉ mới 13 tuổi.
Giải quyết nạn thặng dư dân số tại Trung Hoa lục địa
Nội dung của chủ nghĩa bành trướng thế giới của Trung Cộng không chỉ giới hạn về kinh tế mà đồng thời để giải quyết được nạn thặng dư dân số tại nội địa Trung Cộng. Dân số Trung Cộng theo thống kê tháng 7-2008 là 1 tỉ 330 triệu người. Trong 20 năm qua, việc thực thi chính sách kiểm soát dân số mỗi gia đình một con khá hữu hiệu đã giúp mức gia tăng dân số chậm lại tại mức 0.65 phần trăm mỗi năm. Nếu cứ tiếp tục duy trì chính sách hạn chế sinh đẻ như hiện nay, nghĩa là cứ hai người lớn tuổi mới có một em bé, số lượng người già trong dân số Trung Cộng theo tỉ lệ sẽ tăng nhanh hơn số lượng trẻ em. Theo các nhà phân tích dân số, nếu mức phát triển dân số không thay đổi, trong tương lai không xa Trung Cộng sẽ là một viện dưỡng lão khổng lồ.
Việc thỏa mãn các nhu cầu an sinh, xã hội, y tế cho nhiều trăm triệu người già không còn khả năng lao động, là một viễn ảnh đầy lo sợ của giới lãnh đạo Trung Cộng Theo Sunday Times xuất bản tại Anh số tháng Hai 2008, một chuyên viên về Trung Cộng ước lượng rằng chính phủ Trung Cộng cần phải đưa ra khỏi Trung Hoa lục địa 300 triệu người mới có thể giải quyết nạn thặng dư dân số. Đưa đi đâu? Bất cứ nơi nào, nhưng nơi di dân thích hợp nhất của thời đại ngày nay không đâu khác hơn là Phi châu đất rộng, người thưa, tài nguyên phong phú. Trung Cộng cũng tìm cách truyền bá tiếng phổ thông sang các nước Phi châu. Mặc dù rất khó học, các lớp dạy tiếng Trung Quốc được mở khắp mọi nơi. Chính phủ Trung Cộng ước lượng sẽ có 100 triệu người nước ngoài, hẳn nhiên đa số sẽ từ châu Phi, nói tiếng Trung Quốc. Tại Kenya còn có một học viện mang tên Viện Khổng Tử chuyên dạy về văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc.
Theo phân tích của các tác giả tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (the Center for Strategic and International Studies) trong tổng kết China the Balance Sheet, Trung Cộng là một nước già, và vào giữa thế kỷ này Trung Cộng sẽ có 349 triệu cao niên. Hệ thống dưỡng lão tại Trung Cộng ngày nay vẫn còn theo kiểu con cái phụng dưỡng cha mẹ già nhưng 30 năm nữa một người trẻ phải phụng dưỡng bốn người già. Tình trạng mất cân đối giới tính trong dân số Trung Cộng cũng là một mầm mống khác cho những bất ổn xã hội tương lai. Mặc dù trên giấy tờ chính phủ Trung Cộng nghiêm cấm việc phá thai dựa theo giới tính nhưng tình trạng phá thai một cách bất nhân khi đã biết bào thai là còn gái vẫn xảy ra rất phổ biến tại Trung Cộng. Điều đó dẫn đến tình trạng trai thừa gái thiếu. Phương pháp để giải quyết tình trạng đó là mua vợ từ các nước Á châu khác.
Xuất cảng hàng hóa tiêu dùng
Không giống các quốc gia Tây phương, viện trợ và đầu tư được tính toán một cách cân đối dựa trên nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của một quốc gia, trong đó có đầu tư về giáo dục, huấn luyện nghề nghiệp, khoa học kỹ thuật, các đầu tư của Trung Cộng nhắm nhiều nhất vào các mục đích tiêu dùng và dịch vụ như phi trường, sân vận động. Tập sang nghiên cứu China Monitor của Trung tâm Nghiên cứu Trung Cộng tại Congo cho rằng việc Trung Cộng xây dựng các công trình chẳng khác mang cá đến cho người dùng mà không chỉ cho họ cách để tự đánh cá.
Như một nước nông nghiệp với nhiều triệu dân là những người tỵ nạn chiến tranh vừa mới hồi cư, sản phẩm công nghiệp Congo không phải là đối thủ cạnh tranh với hàng hóa Trung Cộng. Đường phố Lubumbashi, thủ phủ tỉnh Katanga, là một phố Tàu lớn với các cơ sở thương mại Trung Cộng, từ các ngân hàng, các công ty lớn cho đến các nhà hàng, tiệm ăn, tiệm tạp hóa và cả tiệm thuốc bắc. Về hàng hóa, không chỉ đồng hồ, TV, radio, điện thoại mà ngay cả loại vải truyền thống nhiều màu mà phụ nữ Phi châu ưa chuộng, vốn là đặc sản Congo, cũng được may từ Trung Cộng đem sang. Ngoài việc đánh gục hàng nội địa, các công ty Trung Cộng còn cạnh tranh với cả hàng nhập cảng. Công ty điện thoại di động Congo Chinese Telecomps (CTT) bán các điện thoại phẩm chất không thua kém các công ty lớn thế giới nhưng giá rất thấp so với các sản phẩm nhập từ Mỹ hay châu Âu.
Mua chuộc và bao che cấp lãnh đạo để khai thác lâu dài
Các lãnh đạo Phi châu không phải là không biết thâm ý của Trung Cộng nhưng họ vẫn muốn hợp tác kinh tế với Trung Cộng hơn là các nước Tây phương. Như đã trình bày, hợp tác với Trung Cộng, các lãnh đạo Phi châu không phải bận tâm về các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền vì chính sách của Trung Cộng không can thiệp vào nội bộ của các nước khác. Trong khi các vấn đề nhân quyền đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi châu Phi thì Trung Cộng trở thành nước độc quyền đầu tư và khai thác kinh tế. Ngoài ra, hợp tác với Trung Cộng không phải thông qua các thủ tục, các điệu kiện phức tạp như khi vay tiền của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế). Thảo luận hay ký kết các hợp đồng thương mại với các công ty Trung Cộng cũng chẳng khác gì ký kết với chính phủ Trung Cộng và do đó không cần phải thông qua sự chấp thuận của chính phủ hay quốc hội, nếu có cũng chỉ là vấn đề thủ tục. Trung Cộng ưu đãi, bao che và nếu cần sẽ sẵn sàng tiếp tay cho giới lãnh đạo để đàn áp các thành phần đối lập, các tầng lớp nhân dân. Giống như chế độ thực dân đế quốc trước đây, Trung Cộng nuôi dưỡng, bao che, cung cấp cho giới lãnh đạo Phi châu tiền bạc, súng đạn, an ninh cá nhân và bảo vệ chế độ bằng sử dụng quyền phủ quyết trong các cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc.
Trung Cộng và Congo
Riêng với Congo, năm 1964, Mao Trạch Đông tuyên bố “Nếu chúng ta có được Congo, chúng ta sẽ có được cả Phi châu”. Về mặt lịch sử, người Trung Quốc có mặt ở Congo từ lâu lắm. Các nhà khảo cổ học tìm thấy dấu tích người Trung Quốc có mặt tại Phi châu từ thế kỷ thứ sáu. Trong thế kỷ 18, thời kỳ vua Leopold cai trị Congo, nhiều ngàn người Hoa bị đưa tới để làm đường rầy xe lửa. Đa số đã bị chết vì đói khát hay kiệt sức lao động, một số ít sống sót đã chạy về các thành phố. Tức khắc sau khi Bỉ trao trả độc lập cho Congo, Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã gởi điện văn chúc mừng Thủ tướng Lumumba và công nhận Congo độc lập. Tuy nhiên hai quốc gia sau đó đã có xung đột ngoại giao khi Tổng thống Kasavubu thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Để trả đũa, Trung Cộng gởi võ khí cho quân đội của Gizenga đang chống lại chính quyền Congo trung ương của Kasavubu và Mobutu.
Sau khi loại bỏ Tổng thống Kasavubu, siết chặt quyền lãnh đạo tại Congo, Mobutu bắt đầu có tham vọng lãnh đạo cả lục địa Phi châu. Để làm được điều đó nhà độc tài xứ Congo cần phải hòa hoãn với Trung Cộng, quốc gia có ảnh hưởng nhất trong Phong trào các Quốc gia không Liên kết. Congo và Trung Cộng chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao 1972. Cũng trong năm này, Mobutu công nhận đàn em thân tín của Trung Cộng là Bắc Hàn. Mobutu thăm Trung Cộng 5 lần trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1994. Đáp lại, từ 1973, các lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Cộng viếng thăm Congo, đầu tiên với Ngoại trưởng Hoàng Hoa thăm Congo 1978, đến phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm đến Congo 1979. Trung Cộng nắm lấy cơ hội các quốc gia dân chủ Tây phương và Mỹ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter bắt đầu tẩy chay chế độ độc tài Mobutu để gây ảnh hưởng với Mobutu. Năm 1983, Trung Cộng tuyên bố hủy bỏ số nợ 100 triệu Dollar Congo vay của Trung Cộng, ngoài ra còn gởi khoảng 1 ngàn chuyên viên Trung Cộng sang làm việc trong các đề án nông và lâm nghiệp tại Congo.
Khi nhà độc tài Mobutu bị Laurent-Desire Kabila lật đổ, quan hệ hai quốc gia chẳng những không gián đoạn mà còn được củng cố vững chắc thêm. Quan hệ giữa Tổng thống Laurent-Desire Kabila và Bắc Kinh không chỉ là quan hệ giữa hai nước mà còn là quan hệ đồng chí anh em vì Laurent-Desire Kabila vốn là một nhà Maoist và đã từng được Mao yểm trợ võ khí khi còn ở trong rừng. Chỉ một thời gian ngắn sau khi lật đổ Mobutu, Tổng thống Congo Laurent-Desire Kabila lên đường viếng thăm Bắc Kinh. Khi Laurent-Desire Kabila bị ám sát, con trai của ông ta lên làm Tổng thống cũng đã thăm Trung Cộng để xin viện trợ, và đổi lại Trung Cộng được hưởng nhiều đặc quyền khai thác quặng mỏ, nhất là đồng và cobalt. Trung Cộng bắt đầu xây dựng hệ thống đường sá, khách sạn, phi trường, nhà máy điện, cơ sở giáo dục cho Congo, cũng như khai thác gỗ và dần dần lan đến các đề án nông nghiệp, ngay cả cà-phê, đường, cây trái.
Cuối tháng 9-2007, Trung Cộng ký với Congo một hợp đồng được xem là lớn nhất từ trước đến nay với một quốc gia Phi châu. Tổng giá trị của hợp đồng lên đến 9.25 tỉ Dollar. Ngân hàng Xuất nhập Cảng Trung Quốc Exim (Export-Import Bank of China) đồng ý cho Congo vay để tân trang hệ thống đường sá tại Congo. Đổi lại, Trung Cộng được quyền khai thác 10.6 triệu tấn đồng và 626,619 tấn cobalt. Theo nội dung của hiệp ước khai thác quặng, được đàm phán tại Bắc Kinh giữa luật sư Pual Fortin thay mặt cho công ty quốc doanh Gecamines của Congo và chính phủ Trung Cộng, số tiền sẽ được chi thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 năm phù hợp với tiến trình xây dựng và khai thác quặng mỏ. Sau thời gian 10 năm, vai trò độc quyền của Trung Cộng sẽ chấm dứt và hai quốc gia sẽ hợp tác với 2 phần 3 thuộc về Trung Cộng và 1 phần 3 thuộc về Congo, để tiếp tục khai thác quặng mỏ. Hiệp ước được Quốc hội Congo chấp thuận tháng 5 năm 2008.
Một số nhà phân tích cho rằng đây là một hiệp ước hai bên cùng có lợi vì Congo sẽ có một số cơ sở xây dựng mà họ chưa từng có như Tổng thống Joseph Kabila tuyên bố: “Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Congo có thể thấy những quặng đồng, kẽm của Congo đem về những kết quả tốt”. Tuy nhiên theo luật sư Georges Kapiamba, một trong số ít người đọc được nội dung của thỏa hiệp, cho rằng thỏa hiệp ký kết vào năm 2008 cũng chẳng khác gì “thỏa hiệp” mà Congo phải ký dưới thời vua Leopold đệ nhị của Bỉ. Cộng hòa Dân chủ Congo, trên thực tế sẽ bị thực dân hóa lần nữa. Có khác chăng, vua Leopold chưa bao giờ đặt chân đến Congo nhưng người Hoa sẽ tràn ngập Congo. Congo sẽ được Trung Cộng xây dựng 176 bịnh viện, hai trường đại học, một cảng, 500 chung cư. Đó là những công trình xây dựng lớn, tuy nhiên so sánh giữa gì sẽ nhận về và những gì sẽ mất đi, Congo sẽ bị thiệt hại nhiều hơn. Đừng nói gì đến chủ quyền đất nước và tài nguyên thiên nhiên, chỉ riêng về thu nhập tiền lời, với giá quặng mỏ vẫn còn cao, các nhà phân tích ước lượng, sau thời hạn 10 năm Trung Cộng sẽ thu lại từ 42 tỉ Dollar đến 90 tỉ Dollar.
Trung Cộng trong vai trò thực dân của họ, hơn ai hết mong được thấy một Cộng hòa Dân chủ Congo ổn định để khai thác tài nguyên của quốc gia này, nhưng liệu ước muốn đó có là một hiện thực hay không là điều khó ai biết trước. Lịch sử đã chứng minh Mỹ, Pháp, Anh không bao giờ nhường Phi châu cho Trung Cộng một cách dễ dàng. Khi thỏa hiệp được trình lên Quốc hội Congo tháng 5-2008, 105 nghị sĩ thuộc các đảng đối lập Congo bước ra khỏi phòng để phản đối. Tháng 10-2008, lực lượng Tutsi dưới quyền của tướng Laurent Nkunda đánh bại các lực lượng chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo và có ý định tiến về phía khu hầm mỏ Congo. Tướng Nkunda tuyên bố một trong những điều kiện đàm phán giữa ông ta và chính phủ của Tổng thống Joseph Kabila là Congo phải hủy bỏ hiệp ước 9 tỉ Dollar với Trung Cộng. Mặc dù tướng Nkunda vừa bị bắt cách đây 3 tháng nhưng các thành phần chống chính phủ vẫn còn rất mạnh. Thỏa hiệp kinh tế 9 tỉ Dollar vì thế đã trở thành con tin cho cuộc tranh chấp giữa nhiều phe phái. Máu có thể sẽ đổ lần nữa trên đất Congo và giống như hàng trăm năm qua, giọt máu đầu tiên hay cuối cùng cũng chỉ là máu của nhân dân Congo vô tội.
Và Việt Nam?
Bên cạnh nhiều điểm khác nhau về mức độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, địa lý chính trị, hai dân tộc Congo và Việt Nam có chung nhiều điểm bất hạnh giống nhau. Cobalt Congo và Bauxite Việt Nam đều là bước đầu của chủ nghĩa bành trướng của thực dân đỏ Trung Cộng, và viễn ảnh đen tối bị lệ thuộc lâu dài vào Trung Cộng là điều có thực.
Giống như Congo, dân tộc Việt Nam cũng trải qua một cuộc chiến tranh dài, với số người chết gần bằng nhau, và cả hai dân tộc đều nằm dưới sự cai trị của một giới lãnh đạo tự nguyện đặt mình dưới sự bảo hộ của Trung Cộng. Bởi vì, chỉ có Trung Cộng mới làm ngơ trước các hành động bỏ tù, tra tấn, chặt tay, bịt miệng người dân, chỉ có Trung Cộng mới im lặng khi giới cầm quyền sống xa hoa, phung phí trên máu xương, mồ hôi nước mắt của nhân dân, và chỉ núp dưới bóng của Trung Cộng giới lãnh đạo có mới thể kéo dài quyền cai trị đất nước. Giống như Congo, Việt Nam cũng có tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, lẽ ra hôm nay đã thành một con rồng, con phụng ở Á châu, nhưng không, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo về kinh tế và có một cơ chế chính trị còn lạc hậu hơn cả Congo.
Dân tộc Việt Nam, sau 34 năm nguyền rủa, van xin, đánh thức lương tâm của giới lãnh đạo cộng sản bằng bao nhiêu bức tâm thư, bao nhiêu lời thỉnh nguyện. Tất cả chỉ là những giọt nước rơi vào biển cả, không tạo được âm vang, không gây nên chút sóng. Đảng Cộng sản đã chọn lựa cho họ một con đường riêng để tồn tại thì dân tộc Việt Nam cũng phải biết đứng lên để thay đổi vận mệnh của chính mình. Lịch sử nhân loại chứng minh, những kẻ độc tài thường không bước xuống theo nguyện vọng nhân dân, họ chỉ chết già trong quyền lực hay bị lật đổ.
(Trích trong Chính Luận Trần Trung Đạo I)
Tham khảo
Richard Dowden, Africa, Altered States, Ordinary Miracles, Public Affairs, New York 2008
Adam Hochschild, King Leopold’s Ghost: A Story of Greed, Terror, and Heroism in Colonial Africa, Mariner Books 1999.
Arthur Conan Doyle, The Crime of the Congo, London Hutchinson & Co, 1909
Martin Meredith, The Fate of Africa, Public Affairs 2005
Princeton Lyman, Director of Africa Policy Studies, Council on Foreign Relation, China’s Rising Role in Africa, July 2005
Center for Strategic and International Studies and the Peter G . Peterson Institute for International Economics, China: The Balance Sheet, Public Affairs 2007
David Pugh, Chinese Foreign Policy during the Maoist Era and its Lessons for Today
Peter Hitchens, How China has created a new slave empire in Africa, Mail 28th September 2008
Wenran Jiang, Chinese Inroads in DR Congo: A Chinese “Marshall Plan” or Business? , The Jamestown Foundation, Jan 12 - 2009.
Amb David H. Shinn, China’s Relations with Zimbabwe, Sudan, and the Democratic Republic of the Congo
Hannah Edinger & Johanna Jansson, Center for Chinese Studies, China and the Democratic Republic of Congo:Partners in Development? October 2008
Simon Clark, Michael Smith and Franz Wild, China Lets Child Workers Die Digging in Congo Mines for Copper, Bloomberg, July 22 - 2008.
Richard Behar, Mineral Wealth of the Congo, June 1 2008
F William Engdahl, China’s US$9bn hostage in the Congo war, Asia Times, Dec 2 - 2008
Jon Swain, Africa, China’s new frontier . Time, February, 10-2008