Trần Trung Đạo
Tháng 4/1994, trước làn sóng cách mạng dân chủ diễn ra tại Đông Âu, “diễn biến hòa bình” vốn là một đe dọa, đã được Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa lên hàng nguy cơ, và là một trong bốn nguy cơ hàng đầu trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ. Từ đó đến nay, đại hội X sang đại hội XI cũng như trong các văn kiện đảng, tập huấn, hội nghị, sách vở của nhà xuất bản chính trị quốc gia nhiều lần nhắc nhở đến nguy cơ này.
Định nghĩa “diễn biến hòa bình”
Theo Từ điển Bách khoa xuất bản tại Việt Nam 2005, diễn biến hòa bình được định nghĩa: “Diễn biến hòa bình chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện dưới một phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và đi đến xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Đối tượng của chiến lược Diễn biến hòa bình là các nước có khuynh hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa. Bản chất của chiến lược DBHB là chống chủ nghĩa xã hội. Nội dung cơ bản là phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa về các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, v.v… Phương thức và thủ đoạn chủ yếu là tạo dựng và thúc đẩy những nhân tố phản động, chống đối từ bên trong, đẩy đối phương vào khủng hoảng toàn diện, từng bước chuyển hoá chế độ chính trị theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc bị chính các thế lực chống đối dùng bạo lực lật đổ…”
Bức điện tín của George F. Kennan
Diễn biến hòa bình không phải là một chủ thuyết độc lập nhưng là một bộ phận của hai học thuyết đối ngoại thịnh hành của Mỹ sau thế chiến thứ hai là ngăn chận (containment) và đẫy lùi (rollback).
Tháng 2 năm 1946, George F. Kennan, nhân viên ngoại giao làm việc cho tòa đại sứ Mỹ tại Liên Xô, gởi Bộ Ngoại giao Mỹ một bản phân tích qua hình thức một điện tín dài 5.500 chữ, trong đó ông trình bày một cách chi tiết quan điểm của Stalin về tương lai nhân loại, mục tiêu và chiến lược của Liên Xô sẽ được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới, điểm mạnh và điểm yếu của chế độ Cộng sản, đồng thời đề nghị một số biện pháp cần thiết phải được áp dụng để ngăn chận làn sóng Cộng sản. Chính sách đối ngoại chỉ đạo của Mỹ đặt cơ cở trên những phân tích của George Kennan được gọi là ngăn chận (containment).
Lý thuyết đẩy lùi (rollback) các ảnh hưởng của khối Cộng sản tại những nơi bị Cộng sản chiếm được phác họa trước hết nhắm đến các quốc gia Cộng sản chư hầu của Liên Xô tại Đông Âu. Người cổ võ mạnh mẽ nhất cho lý thuyết này là cố Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Trong lúc lý thuyết ngăn chặn nặng về phòng thủ, lý thuyết đẩy lùi nghiêng về phía phản công. Hai lý thuyết này chế ngự chính sách đối ngoại của Mỹ trong và cả sau chiến tranh lạnh, tùy thuộc hoàn cảnh chính trị tại mỗi quốc gia mà một hay cả hai chính sách được áp dụng.
Người đầu tiên gợi ý về diễn biến hòa bình là George Kennan và được ngoại trưởng Dean Acheson dưới thời tổng thống Harry Truman ủng hộ. Tuy nhiên người giải thích rõ quan điểm này cũng là John Foster Dulles. Trong một điều trần tại Quốc hội Mỹ 15 tháng Giêng 1953, Ngoại trưởng Dulles phát biểu: “Chúng ta phải luôn ghi nhớ đến việc giải phóng các dân tộc bị nô lệ. Tuy nhiên, giải phóng đây không có nghĩa là phát động chiến tranh giải phóng, có nhiều phương tiện khác hơn chiến tranh có thể được dùng để giải phóng”.
John Foster Dulles (1888-1959) giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Tổng thống Dwight D. Eisenhower từ 1953 đến 1959. Ông là một chính khách có lập trường chống Cộng sản cương quyết, biện hộ cho chủ trương cứng rắn trong việc đối đầu với phong trào Cộng sản Quốc tế, nhất là với Trung Cộng và Liên Xô. Tại hội nghị Geneva 1954, được biết là ông đã từ chối bắt tay Ngoại trưởng Trung Cộng Chu Ân Lai. Với tư cách Ngoại trưởng, Dulles dành nhiều thời gian để xây dựng khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chặn đứng sự bành trướng của Xô Viết sang Tây Âu. Tại viễn đông, Dulles vận động thành lập Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO). Dulles cũng đưa ra hai chủ trương được gọi là “bên miệng hố chiến tranh” (brinkmanship) và trả thù ồ ạt (massive retaliation) để đặt các quốc gia Cộng sản tiêu hao tài nguyên nhân lực trong tình trạng thường trực chuẩn bị cho chiến tranh. Với Trung Cộng, Ngoại trưởng John Foster Dulles có thái độ chống đối ra mặt và có lần đã gọi chế độ Cộng sản tại Trung Quốc là “hiện tượng xấu”. Trong một diễn văn vào tháng Sáu 1957, ông còn nhấn mạnh “hiện tượng đó phải biến mất đi”. Ngày 11 tháng 8/1958, trong một thông cáo báo chí, Bộ Ngoại giao Mỹ dưới quyền John Foster Dulles xác định “Chủ nghĩa Cộng sản tại Trung Quốc không phải là vĩnh cửu và một ngày nào đó chế độ đó sẽ sụp đổ”. Ngày 24 tháng Mười 1958, trong một phỏng vấn dành cho đài BBC, Ngoại trưởng Dulles tiên đoán “Chủ nghĩa Cộng sản sẽ nhường bước cho một hệ thống mới quan tâm đến an sinh của quốc gia và con người”, “Cộng sản Trung Quốc và Cộng sản Nga không phục vụ lợi ích của con người” và “thứ Cộng sản đó sẽ thay đổi”.
Mao Trạch Đông và “diễn biến hòa bình”
Mao Trạch Đông, được biết là người đầu tiên diễn dịch quan điểm của Ngoại trưởng Dulles thành “diễn biến hòa bình”. Trước tình hình nội bộ đảng không bao giờ đoàn kết và quan hệ xấu dần theo giữa Trung Cộng với Liên Xô, “diễn biến hòa bình” trở thành mối bận tâm hàng đầu của Mao Trạch Đông. Theo hồi ký của Bạc Nhất Ba (薄一波), một trong Bát Bất Tử của đảng Cộng Sản Trung Hoa, nguyên Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Chủ tịch Ủy Ban Kinh Tế Nhà Nước, Mao tin rằng chính sách “diễn biến hòa bình” của Dulles đã bắt đầu có hiệu quả tại Liên bang Xô Viết qua việc Khrushchev chủ trương “sống chung hòa bình” với khối tư bản.
Các báo Hồng Kỳ và Nhân Dân đăng hàng loạt các bài bình luận tố cáo Khrushchev phản bội lý tưởng Cộng sản. Mao Trạch Đông tìm mọi cách để ngăn chận tình trạng mà ông ta kết án là Chủ nghĩa xét lại xảy ra tại Trung Cộng. Mao đọc các bài điều trần và diễn văn của Ngoại Trưởng Dulles từng chữ một. Việc Thống chế Bành Đức Hoài phê bình chính sách “Ba ngọn cờ đỏ” tại Hội Nghị Lư San càng làm cho Mao nghi ngờ thêm rằng các mầm mống của diễn biến hòa bình đang phát sinh ngay trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Cũng theo Bạc Nhất Ba , tháng 11 1959, Mao triệu tập một phiên họp Bộ Chính trị thu hẹp để thảo luận về tình hình quốc tế. Trong dịp này Mao ra lịnh thư ký in và phân phối cho các thành viên tham dự phiên họp ba diễn văn quan trọng của Ngoại trưởng Dulles. Ba diễn văn đó gồm Chính sách đối với Viễn đông (Policy for the Far East) đọc tại Phòng Thương Mại California ngày 4 tháng 12, 1958, Bản điều trần trước Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 28 tháng Giêng 1958, và bài thuyết trình Vai trò của Luật pháp trong Thời bình (The Role of Law in Peace) trình bày trước Hội Luật Sư New York ngày 31 tháng Giêng 1959.
Trong bài viết “Đế quốc Mỹ, kẻ thù hung bạo nhất của loài người” vào ngày 12 tháng Giêng 1964, Mao nhấn mạnh đến sự phát triển của diễn biến hòa bình tại Liên Xô: “Chính sách xâm lược và chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đe dọa một cách trầm trọng đến Liên bang Xô Viết, Trung Cộng và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Hơn nữa, nó đang mãnh liệt tìm cách đẩy mạnh chính sách “diễn biến hòa bình” tại các nước xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích tái lập chủ nghĩa tư bản và làm tan rã phe xã hội chủ nghĩa”. Trong khoảng thời gian từ 1960 đến 1967, Mao tập trung toàn bộ nỗ lực vào việc chống chủ nghĩa xét lại Xô Viết và thanh trừng các phần tử y cho là xét lại trong đảng Cộng sản Trung Hoa, đứng đầu là Thống Chế Bành Đức Hoài. Nhiều nhà phân tích cho rằng “ diễn biến hòa bình” đã đẩy Mao vào các hoạt động thanh trừng nội bộ đẫm máu trong thời gian đó, tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng Mao đã lợi dụng lý do chống diễn biến hòa bình để loại bỏ các phần tử chống y trong bộ chính trị.
Đặng Tiểu Bình và “diễn biến hòa bình”
Tuy nhiên, áp bức và đấu tranh là hai mặt biện chứng trong quy luật phát triển của xã hội con người. Một chủ nghĩa đi ngược tại đà tiến của văn minh, chà đạp lên giá trị con người chủ nghĩa đó phải sụp đổ. Đúng như John Foster Dulles nhận xét, sau khi các thế hệ cộng sản đam mê làm cách mạng sắt máu ra đi, các thế hệ chuyển tiếp và thứ ba, thứ tư đối diện với gia tài băng hoại về mọi mặt buộc họ hoặc phải thay đổi để duy trì quyền lãnh đạo hay phải chịu sụp đổ không tránh khỏi trước sức phản kháng của nhân dân. Nhiệt tình cách mạng xã hội chủ nghĩa và niềm tin vào một xã hội không giai cấp, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là những chiếc bong bóng nước sau cơn mưa thời đại. Tuy mức độ nhanh chậm khác nhau, những cải tổ thuận theo hướng phát triển chung của nhân loại đã đồng loạt xảy ra. Nói như nhà bình luận chính trị Á Châu Frank Chinh, lãnh đạo các nước Cộng sản chọn “diễn biến hòa bình theo cách riêng của họ”.
Giống như Mao, Đặng Tiểu Bình lo ngại về “diễn biến hòa bình” nhưng khác Mao, y biết diễn biến là điều không tránh khỏi. Tháng 11/1989, họ Đặng nhận xét về viễn ảnh này: “Các nước Tây phương đang phát động một thế chiến thứ ba không khói súng. Họ muốn tạo ra một diễn biến hòa bình để đưa các nước xã hội chủ nghĩa sang tư bản chủ nghĩa”. “Đồng chí Giang Trạch Dân và cấp lãnh đạo trong chính phủ của ông, có thể được xem như thuộc thế hệ thứ ba, và sẽ có thế hệ thứ tư, thứ năm. Khi nào thế hệ già như chúng tôi còn sống, sẽ không có thay đổi. Nhưng khi chúng tôi chết hết, ai bảo đảm là sẽ không có diễn biến hòa bình?” Mặc dù vẫn tiếp tục chống “diễn biến hòa bình”, các chính sách kinh tế, chính trị của Đặng Tiểu Bình và sau đó được Giang Trạch Dân kế tục qua chính sách Ba Đại Diện đã góp phần đẩy mạnh tự diễn biến hòa bình bởi vì như Đặng Tiểu Bình nói “Con người không thể ăn chủ nghĩa xã hội”.
Liên xô và “diễn biến hòa bình”
Tại Xô Viết, sau khi Leonid Brezhnev chết ngày 10 tháng 11/982, Yuri Andropov nắm chức Tổng bí thư nhưng chỉ chưa được hai năm cũng chết vì bịnh suy thận giao quyền lại cho Konstantin Chernenko. Lúc đó Konstantin Chernenko đã 71 tuổi và cũng đang bịnh hoạn. Ngày 10 tháng 3/1985, viên tổng bí thư cực đoan bảo thủ này theo gót Leonid Brezhnev và Yuri Andropov về với Mác. Với sự ủng hộ của Andrey Gromyko, Bộ Trưởng Ngoại Giao lâu đời nhất trong lịch sử Xô Viết, Mikhail Sergeyevich Gorbachev lên nắm quyền không bị sự cản trở lớn nào. Trong lúc hầu hết các tổng bí thư trước đó sinh ra trước Cách Mạng Cộng sản 1917, Gorbachev sinh ra trong thời Cộng Sản, không mang trong người một dòng lý lịch vào tù ra khám nào và chỉ gia nhập đảng Cộng sản trong thời gian theo học Luật tại Đại Học Moscow. Ở tuổi 54, Gorbachev là ủy viên Bộ Chính trị trẻ tuổi nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng Giêng 1987, các Cải tổ kinh tế (Perestroika) và Cởi mở văn hóa chính trị (glasnost) tại Xô Viết bắt đầu. Ngày 26 tháng 11/1991, hệ thống Cộng sản Liên Xô chính thức sụp đổ.
CSVN và “diễn biến hòa bình”
Tại Việt Nam, mặc dầu các ý kiến về Đổi Mới Kinh Tế manh nha từ 1983, các chính sách đổi mới kinh tế mới thật sự bắt đầu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam 1986. Tại đại hội này, giới lãnh đạo đảng nhìn nhận các sai lầm kinh tế đã dẫn đến những khủng hoảng trầm trọng và cam kết từng bước thực hiện chính sách đổi mới nhằm theo đuổi “công nghiệp hóa-hiện đại hóa”. Mặc dầu chủ trương đổi mới nhưng thành phần Bộ Chính Trị được bầu ra trong đại hội VI đa số là những người rất cũ và rất bảo thủ như Phạm Hùng, Võ Chí Công, Đỗ Mười, Đồng Sỹ Nguyên, Mai Chí Thọ, v.v…Trong số 13 ủy viên Bộ Chính Trị, chỉ có Trần Xuân Bách chủ trương đổi mới theo mô hình Gorbachev trong đó đổi mới kinh tế phải tiến hành song song với đổi mới chính trị.
Trần Xuân Bách nhận thức được sự vận hành của lịch sử. Ông hiểu rằng bài ca chiến thắng buổi sáng 30 tháng Tư 1975 đang trở thành bài ai điếu. Dân tộc Việt Nam đã chịu đựng quá nhiều, hy sinh xương máu quá nhiều. Đổi mới xã hội toàn diện sớm chừng nào tốt cho các thế hệ Việt Nam mai sau chừng đó. Nhưng giữa một đám bảo thủ chỉ biết bám vào chiếc bè quyền lực, quan điểm của Trần Xuân Bách trở nên lạc lõng. Giáo Sư Carl Thayer phát biểu với BBC sau ngày ông Trần Xuân Bách qua đời: “Cuối cùng Việt Nam đi theo con đường của Trung Quốc, nhấn mạnh đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế là lý do người dân cần phải theo đảng. Cải tổ chính trị, theo tôi, thì vô cùng chậm chạp. Và kể từ khi ông Trần Xuân Bách bị sa thải, Việt Nam cũng chẳng đẩy mạnh cải cách chính trị gì cả, và thậm chí số người bất đồng chính kiến có vẻ tăng lên, số vụ hà hiếp họ cũng tăng lên. Do vậy Việt Nam vẫn còn đi sau trong lĩnh vực cải tổ chính trị, và Đảng muốn kiểm soát chặt chẽ tiến trình này.”
Trần Xuân Bách chia sẻ quan điểm với Leonid Abalkinm, cố vấn kinh tế của Gorbachev: “Đổi mới sâu sắc trong quản trị kinh tế không thể thành thực tế nếu không có những thay đổi tương ứng với đổi mới trong chính trị”.
Trong bài phát biểu cuối năm 1989 trước khi bức tường Berlin đã sụp đổ, Trần Xuân Bách nói về dân chủ: ”Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ (mở rộng). Đó là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát, do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ hóa là khơi động trí tuệ của toàn dân tộc để tháo gỡ khó khăn và đưa đất nước đi lên kịp thời đại. Từ hai vấn đề đó, xẩy ra một vấn đề quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào? Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
Cũng vì “tấp tểnh đi một chân” mà sau 25 năm đổi mới, Việt Nam vẫn là một quốc gia nghèo và phát triển chậm so với hầu hết các quốc gia trong vùng như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, đừng nói chi là Singapore, Hàn Quốc. Nhìn lại đất nước trong từng lãnh vực, không có thành tựu nào đáng hãnh diện với thế giới. Những gì được gọi là thành quả thật quá nhỏ nhoi so với sự chịu đựng của dân tộc. Trong thống kê 2010 của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International), Việt Nam bị xếp vào hàng 116 trong tổng số 178 nước được thăm dò với chỉ số điểm vỏn vẹn 2.7 trên 10, cùng hạng với Ethiopia, Tanzania, Guyana.
Ngoài một xã hội bị tham nhũng đục khoét bên trong, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trước nhiều đe doa, cô lập và lợi dụng từ bên ngoài. Mâu thuẫn giữa các quốc gia có quyền lợi kinh tế trong vùng Biển Đông ngày càng gay gắt và không sớm thì muộn cũng sẽ dẫn đến chiến tranh trong khu vực. Và nếu đúng như vậy, giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam sẽ làm gì để bảo vệ được chủ quyền đất nước hay lại một lần nữa ném dân tộc vốn đã quá lầm than vào lò thiêu của tham vọng ngoại bang?
Từ Neville Chamberlain đến Richard Nixon, từ Franklin Roosevelt đến Herbert W. Bush, lịch sử nhân loại để lại vô số bài học về tham vọng đế quốc và số phận bất hạnh của các quốc gia nhược tiểu. Vì quyền lợi của đất nước, các cường quốc sẵn sàng bỏ rơi hay bán đứng đồng minh như Anh đã làm với Tiệp Khắc tại Munich 1938, Anh và Mỹ đã làm với Ba Lan tại Yalta 1944, Mỹ đã làm với Việt Nam Cộng Hòa tại hội nghị Paris 1973, hoặc phó mặc sinh mạng của những người đứng lên vì khát vọng tự do dân chủ làm mồi cho đoàn kên kên Xô Viết như trường hợp Hungary 1956, Tiệp Khắc 1968.
Tháng 4, 2006, Bộ trưởng Ngoại Giao CSVN Nguyễn Dy Niên, trong cuộc phỏng vấn dành cho báo chí trong nước đã phát biểu về diễn biến hòa bình: “Trong các văn kiện của Đảng chúng tôi cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều học giả VN và nhà báo cũng đã nói đến diễn biến hòa bình. Đây không phải suy diễn mà là hiện tượng thực tế mà VN nhìn nhận. VN đang cố gắng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do dân, vì dân để người dân thực sự dân chủ. Tôi nghĩ là 4 nguy cơ VN đề ra, mà đẩy lùi được thì sẽ tăng được sự phát triển, nâng cao được Tòa Soạn. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền, đẩy lùi tham nhũng thành công, theo tôi, sẽ là biện pháp ngăn chặn diễn biến hòa bình”.
Khi được hỏi tiếp, ai là kiến trúc sư của “Diễn biến hòa bình”, Nguyễn Duy Niên thoái thác: “Có lẽ chúng ta không nên nói ai là kiến trúc sư mà chỉ nói những vấn đề mà VN phải xử lý. Đó là thách thức phải đối mặt và xử lý thế nào để vẫn giữ được bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của chế độ…”.
Câu trả lời của Nguyễn Dy Niên cho thấy, giới lãnh đạo Cộng sản thừa nhận có diễn biến hòa bình và đang chiến đấu trong tuyệt vọng để ngăn chận tiến trình này bằng các chính sách tự diễn biến nhằm “xây dựng nhà nước pháp quyền, đẩy lùi tham nhũng”. Thế nhưng, tình trạng tham nhũng chỉ là hiện tượng chứ không phải là bản chất của xã hôi. Tham nhũng tại Việt Nam có tính đảng và ngày nào các cơ chế tạo điều kiện cho tham nhũng hình thành và phát triển còn tồn tại, tham nhũng sẽ không bị xóa bỏ tận gốc.
Tham khảo
Từ điển Bách khoa, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, 2005.
Archie Brown, The raise and fall of communism, HarperCollins Publishers, 2009
China Heritage Quarterly, The Australian National University, No. 18, June 2009
Hoàng Tùng, Những kỉ niệm về Bác Hồ, DienDan.org
New Evidence on the Cold War in Asia, Cold War International History Project Bullentin, issue 12/13, Wilson Center
Susab L. Shirk, China Fragil Superpower, Oxford University Press, 2007
Mao Trạch Đông, Đế quốc Mỹ, kẻ thù hung bạo nhất của loài người, tuyển tập các bài viết của Mao trong Marxists.org.
The Cambodia genocide Propject, 1994-2011, Yale Uninversity
U.S.-Vietnam Relations in 2011: Current Issues and Implications for U.S. Policy, Mark E. Manyin Specialist in Asian Affairs, Congressional Research Service 2010
Nikita S. Khrushchev, Speech to 20th Congress of the C.P.S.U. Marxists.org
Vietnam celebrates a less Marxist Ho on birthday M&G News.
Khmer Rouge 'Brother Number Two' defends regime that killed two million, Telegraph, 08 December 2011.
Phạm Đỗ Chí & Phạm Quang Diệu, Kinh Tế Việt NamTừ Đổi Mới Đến Hội Nhập
Bình luận nước ngoài về Trần Xuân Bách, Giáo Sư Carl Thayer trả lời phỏng vấn BBC
Trần Xuân Bách, Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì? Talawas 2006
John Foster Dulles, wikipedia.org
Tháng 4/1994, trước làn sóng cách mạng dân chủ diễn ra tại Đông Âu, “diễn biến hòa bình” vốn là một đe dọa, đã được Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa lên hàng nguy cơ, và là một trong bốn nguy cơ hàng đầu trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ. Từ đó đến nay, đại hội X sang đại hội XI cũng như trong các văn kiện đảng, tập huấn, hội nghị, sách vở của nhà xuất bản chính trị quốc gia nhiều lần nhắc nhở đến nguy cơ này.
Định nghĩa “diễn biến hòa bình”
Theo Từ điển Bách khoa xuất bản tại Việt Nam 2005, diễn biến hòa bình được định nghĩa: “Diễn biến hòa bình chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện dưới một phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và đi đến xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Đối tượng của chiến lược Diễn biến hòa bình là các nước có khuynh hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa. Bản chất của chiến lược DBHB là chống chủ nghĩa xã hội. Nội dung cơ bản là phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa về các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, v.v… Phương thức và thủ đoạn chủ yếu là tạo dựng và thúc đẩy những nhân tố phản động, chống đối từ bên trong, đẩy đối phương vào khủng hoảng toàn diện, từng bước chuyển hoá chế độ chính trị theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc bị chính các thế lực chống đối dùng bạo lực lật đổ…”
Bức điện tín của George F. Kennan
Diễn biến hòa bình không phải là một chủ thuyết độc lập nhưng là một bộ phận của hai học thuyết đối ngoại thịnh hành của Mỹ sau thế chiến thứ hai là ngăn chận (containment) và đẫy lùi (rollback).
Tháng 2 năm 1946, George F. Kennan, nhân viên ngoại giao làm việc cho tòa đại sứ Mỹ tại Liên Xô, gởi Bộ Ngoại giao Mỹ một bản phân tích qua hình thức một điện tín dài 5.500 chữ, trong đó ông trình bày một cách chi tiết quan điểm của Stalin về tương lai nhân loại, mục tiêu và chiến lược của Liên Xô sẽ được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới, điểm mạnh và điểm yếu của chế độ Cộng sản, đồng thời đề nghị một số biện pháp cần thiết phải được áp dụng để ngăn chận làn sóng Cộng sản. Chính sách đối ngoại chỉ đạo của Mỹ đặt cơ cở trên những phân tích của George Kennan được gọi là ngăn chận (containment).
Lý thuyết đẩy lùi (rollback) các ảnh hưởng của khối Cộng sản tại những nơi bị Cộng sản chiếm được phác họa trước hết nhắm đến các quốc gia Cộng sản chư hầu của Liên Xô tại Đông Âu. Người cổ võ mạnh mẽ nhất cho lý thuyết này là cố Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Trong lúc lý thuyết ngăn chặn nặng về phòng thủ, lý thuyết đẩy lùi nghiêng về phía phản công. Hai lý thuyết này chế ngự chính sách đối ngoại của Mỹ trong và cả sau chiến tranh lạnh, tùy thuộc hoàn cảnh chính trị tại mỗi quốc gia mà một hay cả hai chính sách được áp dụng.
Người đầu tiên gợi ý về diễn biến hòa bình là George Kennan và được ngoại trưởng Dean Acheson dưới thời tổng thống Harry Truman ủng hộ. Tuy nhiên người giải thích rõ quan điểm này cũng là John Foster Dulles. Trong một điều trần tại Quốc hội Mỹ 15 tháng Giêng 1953, Ngoại trưởng Dulles phát biểu: “Chúng ta phải luôn ghi nhớ đến việc giải phóng các dân tộc bị nô lệ. Tuy nhiên, giải phóng đây không có nghĩa là phát động chiến tranh giải phóng, có nhiều phương tiện khác hơn chiến tranh có thể được dùng để giải phóng”.
John Foster Dulles (1888-1959) giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Tổng thống Dwight D. Eisenhower từ 1953 đến 1959. Ông là một chính khách có lập trường chống Cộng sản cương quyết, biện hộ cho chủ trương cứng rắn trong việc đối đầu với phong trào Cộng sản Quốc tế, nhất là với Trung Cộng và Liên Xô. Tại hội nghị Geneva 1954, được biết là ông đã từ chối bắt tay Ngoại trưởng Trung Cộng Chu Ân Lai. Với tư cách Ngoại trưởng, Dulles dành nhiều thời gian để xây dựng khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chặn đứng sự bành trướng của Xô Viết sang Tây Âu. Tại viễn đông, Dulles vận động thành lập Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO). Dulles cũng đưa ra hai chủ trương được gọi là “bên miệng hố chiến tranh” (brinkmanship) và trả thù ồ ạt (massive retaliation) để đặt các quốc gia Cộng sản tiêu hao tài nguyên nhân lực trong tình trạng thường trực chuẩn bị cho chiến tranh. Với Trung Cộng, Ngoại trưởng John Foster Dulles có thái độ chống đối ra mặt và có lần đã gọi chế độ Cộng sản tại Trung Quốc là “hiện tượng xấu”. Trong một diễn văn vào tháng Sáu 1957, ông còn nhấn mạnh “hiện tượng đó phải biến mất đi”. Ngày 11 tháng 8/1958, trong một thông cáo báo chí, Bộ Ngoại giao Mỹ dưới quyền John Foster Dulles xác định “Chủ nghĩa Cộng sản tại Trung Quốc không phải là vĩnh cửu và một ngày nào đó chế độ đó sẽ sụp đổ”. Ngày 24 tháng Mười 1958, trong một phỏng vấn dành cho đài BBC, Ngoại trưởng Dulles tiên đoán “Chủ nghĩa Cộng sản sẽ nhường bước cho một hệ thống mới quan tâm đến an sinh của quốc gia và con người”, “Cộng sản Trung Quốc và Cộng sản Nga không phục vụ lợi ích của con người” và “thứ Cộng sản đó sẽ thay đổi”.
Mao Trạch Đông và “diễn biến hòa bình”
Mao Trạch Đông, được biết là người đầu tiên diễn dịch quan điểm của Ngoại trưởng Dulles thành “diễn biến hòa bình”. Trước tình hình nội bộ đảng không bao giờ đoàn kết và quan hệ xấu dần theo giữa Trung Cộng với Liên Xô, “diễn biến hòa bình” trở thành mối bận tâm hàng đầu của Mao Trạch Đông. Theo hồi ký của Bạc Nhất Ba (薄一波), một trong Bát Bất Tử của đảng Cộng Sản Trung Hoa, nguyên Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Chủ tịch Ủy Ban Kinh Tế Nhà Nước, Mao tin rằng chính sách “diễn biến hòa bình” của Dulles đã bắt đầu có hiệu quả tại Liên bang Xô Viết qua việc Khrushchev chủ trương “sống chung hòa bình” với khối tư bản.
Các báo Hồng Kỳ và Nhân Dân đăng hàng loạt các bài bình luận tố cáo Khrushchev phản bội lý tưởng Cộng sản. Mao Trạch Đông tìm mọi cách để ngăn chận tình trạng mà ông ta kết án là Chủ nghĩa xét lại xảy ra tại Trung Cộng. Mao đọc các bài điều trần và diễn văn của Ngoại Trưởng Dulles từng chữ một. Việc Thống chế Bành Đức Hoài phê bình chính sách “Ba ngọn cờ đỏ” tại Hội Nghị Lư San càng làm cho Mao nghi ngờ thêm rằng các mầm mống của diễn biến hòa bình đang phát sinh ngay trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Cũng theo Bạc Nhất Ba , tháng 11 1959, Mao triệu tập một phiên họp Bộ Chính trị thu hẹp để thảo luận về tình hình quốc tế. Trong dịp này Mao ra lịnh thư ký in và phân phối cho các thành viên tham dự phiên họp ba diễn văn quan trọng của Ngoại trưởng Dulles. Ba diễn văn đó gồm Chính sách đối với Viễn đông (Policy for the Far East) đọc tại Phòng Thương Mại California ngày 4 tháng 12, 1958, Bản điều trần trước Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 28 tháng Giêng 1958, và bài thuyết trình Vai trò của Luật pháp trong Thời bình (The Role of Law in Peace) trình bày trước Hội Luật Sư New York ngày 31 tháng Giêng 1959.
Trong bài viết “Đế quốc Mỹ, kẻ thù hung bạo nhất của loài người” vào ngày 12 tháng Giêng 1964, Mao nhấn mạnh đến sự phát triển của diễn biến hòa bình tại Liên Xô: “Chính sách xâm lược và chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đe dọa một cách trầm trọng đến Liên bang Xô Viết, Trung Cộng và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Hơn nữa, nó đang mãnh liệt tìm cách đẩy mạnh chính sách “diễn biến hòa bình” tại các nước xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích tái lập chủ nghĩa tư bản và làm tan rã phe xã hội chủ nghĩa”. Trong khoảng thời gian từ 1960 đến 1967, Mao tập trung toàn bộ nỗ lực vào việc chống chủ nghĩa xét lại Xô Viết và thanh trừng các phần tử y cho là xét lại trong đảng Cộng sản Trung Hoa, đứng đầu là Thống Chế Bành Đức Hoài. Nhiều nhà phân tích cho rằng “ diễn biến hòa bình” đã đẩy Mao vào các hoạt động thanh trừng nội bộ đẫm máu trong thời gian đó, tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng Mao đã lợi dụng lý do chống diễn biến hòa bình để loại bỏ các phần tử chống y trong bộ chính trị.
Đặng Tiểu Bình và “diễn biến hòa bình”
Tuy nhiên, áp bức và đấu tranh là hai mặt biện chứng trong quy luật phát triển của xã hội con người. Một chủ nghĩa đi ngược tại đà tiến của văn minh, chà đạp lên giá trị con người chủ nghĩa đó phải sụp đổ. Đúng như John Foster Dulles nhận xét, sau khi các thế hệ cộng sản đam mê làm cách mạng sắt máu ra đi, các thế hệ chuyển tiếp và thứ ba, thứ tư đối diện với gia tài băng hoại về mọi mặt buộc họ hoặc phải thay đổi để duy trì quyền lãnh đạo hay phải chịu sụp đổ không tránh khỏi trước sức phản kháng của nhân dân. Nhiệt tình cách mạng xã hội chủ nghĩa và niềm tin vào một xã hội không giai cấp, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là những chiếc bong bóng nước sau cơn mưa thời đại. Tuy mức độ nhanh chậm khác nhau, những cải tổ thuận theo hướng phát triển chung của nhân loại đã đồng loạt xảy ra. Nói như nhà bình luận chính trị Á Châu Frank Chinh, lãnh đạo các nước Cộng sản chọn “diễn biến hòa bình theo cách riêng của họ”.
Giống như Mao, Đặng Tiểu Bình lo ngại về “diễn biến hòa bình” nhưng khác Mao, y biết diễn biến là điều không tránh khỏi. Tháng 11/1989, họ Đặng nhận xét về viễn ảnh này: “Các nước Tây phương đang phát động một thế chiến thứ ba không khói súng. Họ muốn tạo ra một diễn biến hòa bình để đưa các nước xã hội chủ nghĩa sang tư bản chủ nghĩa”. “Đồng chí Giang Trạch Dân và cấp lãnh đạo trong chính phủ của ông, có thể được xem như thuộc thế hệ thứ ba, và sẽ có thế hệ thứ tư, thứ năm. Khi nào thế hệ già như chúng tôi còn sống, sẽ không có thay đổi. Nhưng khi chúng tôi chết hết, ai bảo đảm là sẽ không có diễn biến hòa bình?” Mặc dù vẫn tiếp tục chống “diễn biến hòa bình”, các chính sách kinh tế, chính trị của Đặng Tiểu Bình và sau đó được Giang Trạch Dân kế tục qua chính sách Ba Đại Diện đã góp phần đẩy mạnh tự diễn biến hòa bình bởi vì như Đặng Tiểu Bình nói “Con người không thể ăn chủ nghĩa xã hội”.
Liên xô và “diễn biến hòa bình”
Tại Xô Viết, sau khi Leonid Brezhnev chết ngày 10 tháng 11/982, Yuri Andropov nắm chức Tổng bí thư nhưng chỉ chưa được hai năm cũng chết vì bịnh suy thận giao quyền lại cho Konstantin Chernenko. Lúc đó Konstantin Chernenko đã 71 tuổi và cũng đang bịnh hoạn. Ngày 10 tháng 3/1985, viên tổng bí thư cực đoan bảo thủ này theo gót Leonid Brezhnev và Yuri Andropov về với Mác. Với sự ủng hộ của Andrey Gromyko, Bộ Trưởng Ngoại Giao lâu đời nhất trong lịch sử Xô Viết, Mikhail Sergeyevich Gorbachev lên nắm quyền không bị sự cản trở lớn nào. Trong lúc hầu hết các tổng bí thư trước đó sinh ra trước Cách Mạng Cộng sản 1917, Gorbachev sinh ra trong thời Cộng Sản, không mang trong người một dòng lý lịch vào tù ra khám nào và chỉ gia nhập đảng Cộng sản trong thời gian theo học Luật tại Đại Học Moscow. Ở tuổi 54, Gorbachev là ủy viên Bộ Chính trị trẻ tuổi nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng Giêng 1987, các Cải tổ kinh tế (Perestroika) và Cởi mở văn hóa chính trị (glasnost) tại Xô Viết bắt đầu. Ngày 26 tháng 11/1991, hệ thống Cộng sản Liên Xô chính thức sụp đổ.
CSVN và “diễn biến hòa bình”
Tại Việt Nam, mặc dầu các ý kiến về Đổi Mới Kinh Tế manh nha từ 1983, các chính sách đổi mới kinh tế mới thật sự bắt đầu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam 1986. Tại đại hội này, giới lãnh đạo đảng nhìn nhận các sai lầm kinh tế đã dẫn đến những khủng hoảng trầm trọng và cam kết từng bước thực hiện chính sách đổi mới nhằm theo đuổi “công nghiệp hóa-hiện đại hóa”. Mặc dầu chủ trương đổi mới nhưng thành phần Bộ Chính Trị được bầu ra trong đại hội VI đa số là những người rất cũ và rất bảo thủ như Phạm Hùng, Võ Chí Công, Đỗ Mười, Đồng Sỹ Nguyên, Mai Chí Thọ, v.v…Trong số 13 ủy viên Bộ Chính Trị, chỉ có Trần Xuân Bách chủ trương đổi mới theo mô hình Gorbachev trong đó đổi mới kinh tế phải tiến hành song song với đổi mới chính trị.
Trần Xuân Bách nhận thức được sự vận hành của lịch sử. Ông hiểu rằng bài ca chiến thắng buổi sáng 30 tháng Tư 1975 đang trở thành bài ai điếu. Dân tộc Việt Nam đã chịu đựng quá nhiều, hy sinh xương máu quá nhiều. Đổi mới xã hội toàn diện sớm chừng nào tốt cho các thế hệ Việt Nam mai sau chừng đó. Nhưng giữa một đám bảo thủ chỉ biết bám vào chiếc bè quyền lực, quan điểm của Trần Xuân Bách trở nên lạc lõng. Giáo Sư Carl Thayer phát biểu với BBC sau ngày ông Trần Xuân Bách qua đời: “Cuối cùng Việt Nam đi theo con đường của Trung Quốc, nhấn mạnh đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế là lý do người dân cần phải theo đảng. Cải tổ chính trị, theo tôi, thì vô cùng chậm chạp. Và kể từ khi ông Trần Xuân Bách bị sa thải, Việt Nam cũng chẳng đẩy mạnh cải cách chính trị gì cả, và thậm chí số người bất đồng chính kiến có vẻ tăng lên, số vụ hà hiếp họ cũng tăng lên. Do vậy Việt Nam vẫn còn đi sau trong lĩnh vực cải tổ chính trị, và Đảng muốn kiểm soát chặt chẽ tiến trình này.”
Trần Xuân Bách chia sẻ quan điểm với Leonid Abalkinm, cố vấn kinh tế của Gorbachev: “Đổi mới sâu sắc trong quản trị kinh tế không thể thành thực tế nếu không có những thay đổi tương ứng với đổi mới trong chính trị”.
Trong bài phát biểu cuối năm 1989 trước khi bức tường Berlin đã sụp đổ, Trần Xuân Bách nói về dân chủ: ”Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ (mở rộng). Đó là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát, do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ hóa là khơi động trí tuệ của toàn dân tộc để tháo gỡ khó khăn và đưa đất nước đi lên kịp thời đại. Từ hai vấn đề đó, xẩy ra một vấn đề quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào? Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
Cũng vì “tấp tểnh đi một chân” mà sau 25 năm đổi mới, Việt Nam vẫn là một quốc gia nghèo và phát triển chậm so với hầu hết các quốc gia trong vùng như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, đừng nói chi là Singapore, Hàn Quốc. Nhìn lại đất nước trong từng lãnh vực, không có thành tựu nào đáng hãnh diện với thế giới. Những gì được gọi là thành quả thật quá nhỏ nhoi so với sự chịu đựng của dân tộc. Trong thống kê 2010 của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International), Việt Nam bị xếp vào hàng 116 trong tổng số 178 nước được thăm dò với chỉ số điểm vỏn vẹn 2.7 trên 10, cùng hạng với Ethiopia, Tanzania, Guyana.
Ngoài một xã hội bị tham nhũng đục khoét bên trong, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trước nhiều đe doa, cô lập và lợi dụng từ bên ngoài. Mâu thuẫn giữa các quốc gia có quyền lợi kinh tế trong vùng Biển Đông ngày càng gay gắt và không sớm thì muộn cũng sẽ dẫn đến chiến tranh trong khu vực. Và nếu đúng như vậy, giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam sẽ làm gì để bảo vệ được chủ quyền đất nước hay lại một lần nữa ném dân tộc vốn đã quá lầm than vào lò thiêu của tham vọng ngoại bang?
Từ Neville Chamberlain đến Richard Nixon, từ Franklin Roosevelt đến Herbert W. Bush, lịch sử nhân loại để lại vô số bài học về tham vọng đế quốc và số phận bất hạnh của các quốc gia nhược tiểu. Vì quyền lợi của đất nước, các cường quốc sẵn sàng bỏ rơi hay bán đứng đồng minh như Anh đã làm với Tiệp Khắc tại Munich 1938, Anh và Mỹ đã làm với Ba Lan tại Yalta 1944, Mỹ đã làm với Việt Nam Cộng Hòa tại hội nghị Paris 1973, hoặc phó mặc sinh mạng của những người đứng lên vì khát vọng tự do dân chủ làm mồi cho đoàn kên kên Xô Viết như trường hợp Hungary 1956, Tiệp Khắc 1968.
Tháng 4, 2006, Bộ trưởng Ngoại Giao CSVN Nguyễn Dy Niên, trong cuộc phỏng vấn dành cho báo chí trong nước đã phát biểu về diễn biến hòa bình: “Trong các văn kiện của Đảng chúng tôi cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều học giả VN và nhà báo cũng đã nói đến diễn biến hòa bình. Đây không phải suy diễn mà là hiện tượng thực tế mà VN nhìn nhận. VN đang cố gắng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do dân, vì dân để người dân thực sự dân chủ. Tôi nghĩ là 4 nguy cơ VN đề ra, mà đẩy lùi được thì sẽ tăng được sự phát triển, nâng cao được Tòa Soạn. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền, đẩy lùi tham nhũng thành công, theo tôi, sẽ là biện pháp ngăn chặn diễn biến hòa bình”.
Khi được hỏi tiếp, ai là kiến trúc sư của “Diễn biến hòa bình”, Nguyễn Duy Niên thoái thác: “Có lẽ chúng ta không nên nói ai là kiến trúc sư mà chỉ nói những vấn đề mà VN phải xử lý. Đó là thách thức phải đối mặt và xử lý thế nào để vẫn giữ được bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của chế độ…”.
Câu trả lời của Nguyễn Dy Niên cho thấy, giới lãnh đạo Cộng sản thừa nhận có diễn biến hòa bình và đang chiến đấu trong tuyệt vọng để ngăn chận tiến trình này bằng các chính sách tự diễn biến nhằm “xây dựng nhà nước pháp quyền, đẩy lùi tham nhũng”. Thế nhưng, tình trạng tham nhũng chỉ là hiện tượng chứ không phải là bản chất của xã hôi. Tham nhũng tại Việt Nam có tính đảng và ngày nào các cơ chế tạo điều kiện cho tham nhũng hình thành và phát triển còn tồn tại, tham nhũng sẽ không bị xóa bỏ tận gốc.
CSVN tự diễn biến hòa bình để kéo dài sự sống
Một mặt đảng tiếp tục nhồi sọ sinh viên học sinh những mớ lý thuyết Mác Lê lạc hậu lỗi thời nhưng mặt khác tự diễn biến hòa bình để kéo dài sự sống. Trong dịp mừng sinh nhật Hồ Chí Minh 2010, Lê Hùng Nghĩa, trong phát biểu tại Học Viện Ngoại Giao, nhắc lại ngay từ năm 1946, trong đơn thỉnh nguyện Liên Hiệp Quốc ủng hộ Việt Nam vừa độc lập, ông Hồ đã viết “Việt Nam thu xếp các điều kiện ưu đãi đối với các nguồn đầu tư tư bản từ các nước”. Hồ Chí Minh, từ một “người Cộng sản quốc tế kiên cường” được diễn biến hòa bình sang một “nhà tư tưởng dân tộc” và hôm nay tiếp tục được diễn biến thành một nhà chủ trương tư bản hóa Việt Nam. Những năm tới sẽ là gì nữa?
Dù đã tìm mọi cách để bảo vệ “độc lập tự chủ của chế độ” như Nguyễn Dy Niên nói, hơn ai hết giới lãnh đạo Đảng biết không thể nào ngăn chận được bước chân của người khổng lồ cách mạng dân chủ đang sừng sững tới. Đến nhanh hay chậm, đến trong bối cảnh đầy máu mủ hay êm đẹp tùy thuộc vào điều kiện chính trị, lịch sử của mỗi quốc gia nhưng tự do dân chủ là tiến trình không thể nào lui. Bởi vì, diễn biến hòa bình không phải là ”chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế” hay “phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và đi đến xoá bỏ chủ nghĩa xã hội”, nhưng là một bước phát triển có tính quy luật của văn minh nhân loại. Tiến trình dân chủ hóa đã diễn ra tại Liên Xô, Đông Âu, các quốc gia độc tài Bắc Phi, và sẽ đến Việt Nam.
Dòng tiến hóa của con người là một dòng sông không ngừng chảy. Từ giai đoạn sơ khai trên thượng nguồn Hy Lạp xa xôi, con người đang bước một sang giai đoạn thật sự làm chủ lấy mình. Các chế độ phong kiến hà khắc đã chìm sâu trong quá khứ, các chủ thuyết phi nhân đang bị xóa bỏ, các chế độ độc tài sắt máu lần lượt ra đi. Theo tổ chức Freedom House, hiện nay có 117 trong số 191 quốc gia trên thế giới sống trong chế độ dân chủ, tuy mức độ còn ít nhiều khác nhau. Có quốc gia không may mắn phải đổ nhiều xương máu nhưng cũng có quốc gia may mắn, cách mạng đã diễn ra trong hòa bình. Cách mạng dân chủ tại Nam Phi 1994 và Nam Dương 1998 là hai bài học đáng lưu ý.
Năm 1974, lãnh tụ đảng Đoàn Kết Nam Phi Harry Schwarz và lãnh tụ da đen Mangosuthu Buthelezi cùng chia sẻ một nhận thức rằng chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi phải chấm dứt và việc giải thế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi là bước cần thiết đầu tiên để hòa giải quốc gia và xây dựng chế độ dân chủ Nam Phi. Hai nhà chính trị sáng suốt này đã ký kết một văn kiện lịch sử được gọi là Mahlabatini Declaration of Faith tại Mahlabatini, KwaZulu-Natal ngày 4 tháng Giêng 1974. Nội dung chính của văn kiện kêu gọi nhân dân Nam Phi thuộc mọi màu da, bộ lạc, đảng phái phải ngồi lại tìm một hướng đi tốt đẹp lâu dài cho đất nước, cùng soạn thảo một hiến pháp nhấn mạnh đến việc tôn trọng các quyền tự do căn bản của con người, nhưng quan trọng nhất văn kiện nhấn mạnh rằng các mục tiêu nêu trên phải diễn ra trong hòa bình. Sau giai đoạn hai mươi năm đầy khó khăn, thử thách cho đất nước và cho cả hai lãnh tụ, cuối cùng 1994, nhân dân Nam Phi đã thực hiện cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên.
Tại Nam Dương, sau 32 năm độc tài tướng Suharto đã buộc phải từ chức 1998. Nam Dương cần sáu năm và ba lần bầu cử để từng bước ổn định quốc gia. Theo giáo sư Ik rarnua Bhaki, tác giả của nghiên cứu “Chuyển tiếp đến dân chủ tại Nam Dương: Những vấn đề còn tồn đọng” (The transition to democracy in Indonesia: some outstanding problems) trong thời gian năm năm sau khi Suharto bị hạ bệ, Indonesia có ba tổng thống B.J. Habibie, Abdurrahman Wahid, and Megawati Sukarnoputri, nhưng tất cả số đó đã được bầu lên hợp với các nguyên tắc dân chủ. Đại đa số dân chúng được hưởng các quyền tự do phát biểu, tự do thông tin, các quyền kiểm soát lẫn nhau giữa hành pháp và lập pháp được tôn trọng, và phi chính trị hóa các lực lượng võ trang. Mặc dù tiến trình dân chủ tại Nam Dương khó khăn hơn các quốc gia khác bởi vì không chỉ đương đầu với tàn dư của cơ chế độc tài mà còn phải vượt qua các trở lực cực đoan tôn giáo, các sinh hoạt dân chủ tại Nam Dương đã được cải thiện rất nhiều. Theo giáo sư Larry Diamond, đại học Stanford, trong một thống kê, trong mức thang từ 1 đến 10, với 1 tệ hại nhất và 10 là dân chủ nhất, những người dân Nam Dương tham dự thống kê đã trả lời 7, tức một mức độ dân chủ đáng ca ngợi.
Giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục kết án “diễn biến hòa bình” nhưng họ quên rằng sự hiểu biết của người là nguồn thúc đẩy cho các thay đổi xã hội. Thời kỳ tẩy não con người bằng các lý thuyết Mác Lê đã không còn tác dụng. Nếu trước đây sự ngu dốt là bạn đường của chủ nghĩa Cộng sản thì ngày nay trình độ dân trí cao là kẻ thù không đội trời chung.
Tác giả Archie Brown, giáo sư chính trị học đại học Oxford, Anh quốc, trong tác phẩm Sự vươn lên và sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản (The Rise And Fall Of Communism) phát hành lần đầu 2009 đã nêu ra 8 lý do khiến chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, trong đó lý do hàng đầu không phải là kinh tế hay quân sự mà là sự thay đổi xã hội (Social Change). Theo giáo sư Archie Brown, năm 1939 tại Nga chỉ 11 phần trăm dân số học xong bậc tiểu học nhưng đến 1984 tỉ lệ đó đã tăng đến 87 phần trăm. Năm 1954 chỉ có 1 phần trăm dân số Liên Xô tốt nghiệp đại học nhưng đến 1984, tỉ lệ đó đã tăng gấp 7 lần. Trình độ giáo dục giúp cho người dân không những có khuynh hướng muốn tìm hiểu những gì khác hơn mà còn có ý nghi ngờ và từ chối các kiến thức họ được chế độ trang bị. Sự chuyển hóa tri thức là một tiến trình không thể bị ngăn chận bởi bất cứ một cơ chế độc tài nào.
Tương tự tại Việt Nam, cách đây 50 năm tại miền Bắc, nhiều người thật sự tin rằng đảng Cộng sản và dân tộc Việt Nam như nước với sữa, như máu với thịt, hay như Hồ Chí Minh nói “đảng là con nòi của dân tộc”. Cách đây 36 năm không ít người đã bừng tỉnh và nhận ra rằng chỉ vì mục đích Cộng sản hóa Việt Nam, đảng đã phản bội dân tộc, lợi dụng máu xương của những người ngã xuống vì khát vọng hòa bình, vì mơ ước đoàn viên, vì cơm no áo ấm. Và hôm nay, đông đảo nhân dân đã hiểu rõ cơ chế độc tài là trở lực duy nhất trên con đường dẫn đến một Việt Nam tự do, dân chủ, văn minh. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ toàn diện và triệt để tại Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.
Một sai lầm quen thuộc của các nhà độc tài là đánh giá thấp phản ứng của nhân dân và nghĩ rằng họ có thể duy trì bộ máy cai trị bằng bạo lực mà không cần thay đổi. Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam dựa vào tầng lớp bồi bút để binh vực phần lý luận, dựa bộ máy quân đội, công an để trấn áp đồng bào. Thế nhưng, đảng Cộng sản Liên Xô từng có cả một viện hàn lâm chuyên tập trung nghiên cứu lý luận Cộng Sản, Đông Đức có những binh đoàn được trang bị vũ khí hiện đại hơn quân đội Cộng Sản Việt Nam và Cơ quan Bảo vệ Nhà nước (The State Protection Authority) trực thuộc Trung ương đảng Cộng sản Hungary còn tinh vi hơn cả các cơ quan an ninh Việt Nam, và tất cả đều không cứu được đảng.
Bộ máy tuyên truyền của đảng luôn nhấn mạnh “Công an và Quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng” nhưng như cựu Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phát biểu “Tôi đã từng nói: con giun xéo lắm phải quằn. Càng đàn áp thì phẫn nộ càng tăng và càng lan rộng. Có thể đến một lúc là không kiểm soát được”. Thật vậy, ngoài một số rất nhỏ cam phận cầm cờ khiêng kiệu, đại đa số những người lính, những công an Việt Nam vẫn là những thanh niên mang trong người dòng máu Việt Nam. Hầu hết sinh ra sau cuộc chiến, lớn lên trong cảnh đói nghèo, có nước mắt để khóc cho những đồng bào bị hải quân Trung Cộng bắn thủng ngực, có trái tim để biết hờn căm khi nhìn những hải đảo nhuộm bằng máu của ông cha nằm đang trong tay giặc, có niềm tự hào dân tộc để biết đứng lên bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, có lòng tự trọng để biết tủi nhục khi phải đứng canh giấc ngủ cho các ủy viên trung ương bên ngoài những biệt thự cao sang xây bằng xương máu nhân dân.
Tương lai nào cho dân tộc Việt Nam
Các cuộc biểu tình chống Trung Cộng vừa qua, tuy vẫn còn giới hạn nhưng đã có sự tham dự của nhiều thành phần dân tộc. Họ khác nhau về quá khứ nhưng rõ ràng đang hướng đến một tương lai. Đó là tương lai tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Không có con đường nào khác. Không có chọn lựa nào khác. Tự do dân chủ là vũ khí để đánh bại âm mưu bành trướng của Trung Cộng, là cánh cửa mở ra chân trời thịnh vượng cho nhiều thế hệ Việt Nam tương lai. Dân chủ không phải là một khái niệm tây phương, là sản phầm của “diễn biến hòa bình”, một “âm mưu đế quốc” mà là quyền của con người được sống, được tự do đi lại, tự do phát biểu, được quyền bầu cử người đại diện cho mình trong các cơ quan nhà nước.
Giá trị của một con người được thẩm định không phải ở chỗ người đó bị té ngã nhưng ở chỗ người đó biết đứng lên và đi tới. Dân tộc Việt Nam cũng thế, sau nhiều lần bị té ngã đang cố gắng đứng lên và đi tới cùng nhân loại. Không bằng những nhát búa của thanh niên Đông Đức khi đập vỡ bức tường Bá Linh hay những chiếc kềm của thanh niên Hungary khi cắt đứt hàng rào biên giới Áo Hung, nhưng bằng những giọt nước kiên trì của các thế hệ Việt Nam yêu nước, thành trì độc tài Cộng Sản sẽ bị xói mòn và tan vỡ.
(Trích trong Chính Luận Trần Trung Đạo)
Một mặt đảng tiếp tục nhồi sọ sinh viên học sinh những mớ lý thuyết Mác Lê lạc hậu lỗi thời nhưng mặt khác tự diễn biến hòa bình để kéo dài sự sống. Trong dịp mừng sinh nhật Hồ Chí Minh 2010, Lê Hùng Nghĩa, trong phát biểu tại Học Viện Ngoại Giao, nhắc lại ngay từ năm 1946, trong đơn thỉnh nguyện Liên Hiệp Quốc ủng hộ Việt Nam vừa độc lập, ông Hồ đã viết “Việt Nam thu xếp các điều kiện ưu đãi đối với các nguồn đầu tư tư bản từ các nước”. Hồ Chí Minh, từ một “người Cộng sản quốc tế kiên cường” được diễn biến hòa bình sang một “nhà tư tưởng dân tộc” và hôm nay tiếp tục được diễn biến thành một nhà chủ trương tư bản hóa Việt Nam. Những năm tới sẽ là gì nữa?
Dù đã tìm mọi cách để bảo vệ “độc lập tự chủ của chế độ” như Nguyễn Dy Niên nói, hơn ai hết giới lãnh đạo Đảng biết không thể nào ngăn chận được bước chân của người khổng lồ cách mạng dân chủ đang sừng sững tới. Đến nhanh hay chậm, đến trong bối cảnh đầy máu mủ hay êm đẹp tùy thuộc vào điều kiện chính trị, lịch sử của mỗi quốc gia nhưng tự do dân chủ là tiến trình không thể nào lui. Bởi vì, diễn biến hòa bình không phải là ”chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế” hay “phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và đi đến xoá bỏ chủ nghĩa xã hội”, nhưng là một bước phát triển có tính quy luật của văn minh nhân loại. Tiến trình dân chủ hóa đã diễn ra tại Liên Xô, Đông Âu, các quốc gia độc tài Bắc Phi, và sẽ đến Việt Nam.
Dòng tiến hóa của con người là một dòng sông không ngừng chảy. Từ giai đoạn sơ khai trên thượng nguồn Hy Lạp xa xôi, con người đang bước một sang giai đoạn thật sự làm chủ lấy mình. Các chế độ phong kiến hà khắc đã chìm sâu trong quá khứ, các chủ thuyết phi nhân đang bị xóa bỏ, các chế độ độc tài sắt máu lần lượt ra đi. Theo tổ chức Freedom House, hiện nay có 117 trong số 191 quốc gia trên thế giới sống trong chế độ dân chủ, tuy mức độ còn ít nhiều khác nhau. Có quốc gia không may mắn phải đổ nhiều xương máu nhưng cũng có quốc gia may mắn, cách mạng đã diễn ra trong hòa bình. Cách mạng dân chủ tại Nam Phi 1994 và Nam Dương 1998 là hai bài học đáng lưu ý.
Năm 1974, lãnh tụ đảng Đoàn Kết Nam Phi Harry Schwarz và lãnh tụ da đen Mangosuthu Buthelezi cùng chia sẻ một nhận thức rằng chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi phải chấm dứt và việc giải thế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi là bước cần thiết đầu tiên để hòa giải quốc gia và xây dựng chế độ dân chủ Nam Phi. Hai nhà chính trị sáng suốt này đã ký kết một văn kiện lịch sử được gọi là Mahlabatini Declaration of Faith tại Mahlabatini, KwaZulu-Natal ngày 4 tháng Giêng 1974. Nội dung chính của văn kiện kêu gọi nhân dân Nam Phi thuộc mọi màu da, bộ lạc, đảng phái phải ngồi lại tìm một hướng đi tốt đẹp lâu dài cho đất nước, cùng soạn thảo một hiến pháp nhấn mạnh đến việc tôn trọng các quyền tự do căn bản của con người, nhưng quan trọng nhất văn kiện nhấn mạnh rằng các mục tiêu nêu trên phải diễn ra trong hòa bình. Sau giai đoạn hai mươi năm đầy khó khăn, thử thách cho đất nước và cho cả hai lãnh tụ, cuối cùng 1994, nhân dân Nam Phi đã thực hiện cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên.
Tại Nam Dương, sau 32 năm độc tài tướng Suharto đã buộc phải từ chức 1998. Nam Dương cần sáu năm và ba lần bầu cử để từng bước ổn định quốc gia. Theo giáo sư Ik rarnua Bhaki, tác giả của nghiên cứu “Chuyển tiếp đến dân chủ tại Nam Dương: Những vấn đề còn tồn đọng” (The transition to democracy in Indonesia: some outstanding problems) trong thời gian năm năm sau khi Suharto bị hạ bệ, Indonesia có ba tổng thống B.J. Habibie, Abdurrahman Wahid, and Megawati Sukarnoputri, nhưng tất cả số đó đã được bầu lên hợp với các nguyên tắc dân chủ. Đại đa số dân chúng được hưởng các quyền tự do phát biểu, tự do thông tin, các quyền kiểm soát lẫn nhau giữa hành pháp và lập pháp được tôn trọng, và phi chính trị hóa các lực lượng võ trang. Mặc dù tiến trình dân chủ tại Nam Dương khó khăn hơn các quốc gia khác bởi vì không chỉ đương đầu với tàn dư của cơ chế độc tài mà còn phải vượt qua các trở lực cực đoan tôn giáo, các sinh hoạt dân chủ tại Nam Dương đã được cải thiện rất nhiều. Theo giáo sư Larry Diamond, đại học Stanford, trong một thống kê, trong mức thang từ 1 đến 10, với 1 tệ hại nhất và 10 là dân chủ nhất, những người dân Nam Dương tham dự thống kê đã trả lời 7, tức một mức độ dân chủ đáng ca ngợi.
Giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục kết án “diễn biến hòa bình” nhưng họ quên rằng sự hiểu biết của người là nguồn thúc đẩy cho các thay đổi xã hội. Thời kỳ tẩy não con người bằng các lý thuyết Mác Lê đã không còn tác dụng. Nếu trước đây sự ngu dốt là bạn đường của chủ nghĩa Cộng sản thì ngày nay trình độ dân trí cao là kẻ thù không đội trời chung.
Tác giả Archie Brown, giáo sư chính trị học đại học Oxford, Anh quốc, trong tác phẩm Sự vươn lên và sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản (The Rise And Fall Of Communism) phát hành lần đầu 2009 đã nêu ra 8 lý do khiến chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, trong đó lý do hàng đầu không phải là kinh tế hay quân sự mà là sự thay đổi xã hội (Social Change). Theo giáo sư Archie Brown, năm 1939 tại Nga chỉ 11 phần trăm dân số học xong bậc tiểu học nhưng đến 1984 tỉ lệ đó đã tăng đến 87 phần trăm. Năm 1954 chỉ có 1 phần trăm dân số Liên Xô tốt nghiệp đại học nhưng đến 1984, tỉ lệ đó đã tăng gấp 7 lần. Trình độ giáo dục giúp cho người dân không những có khuynh hướng muốn tìm hiểu những gì khác hơn mà còn có ý nghi ngờ và từ chối các kiến thức họ được chế độ trang bị. Sự chuyển hóa tri thức là một tiến trình không thể bị ngăn chận bởi bất cứ một cơ chế độc tài nào.
Tương tự tại Việt Nam, cách đây 50 năm tại miền Bắc, nhiều người thật sự tin rằng đảng Cộng sản và dân tộc Việt Nam như nước với sữa, như máu với thịt, hay như Hồ Chí Minh nói “đảng là con nòi của dân tộc”. Cách đây 36 năm không ít người đã bừng tỉnh và nhận ra rằng chỉ vì mục đích Cộng sản hóa Việt Nam, đảng đã phản bội dân tộc, lợi dụng máu xương của những người ngã xuống vì khát vọng hòa bình, vì mơ ước đoàn viên, vì cơm no áo ấm. Và hôm nay, đông đảo nhân dân đã hiểu rõ cơ chế độc tài là trở lực duy nhất trên con đường dẫn đến một Việt Nam tự do, dân chủ, văn minh. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ toàn diện và triệt để tại Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.
Một sai lầm quen thuộc của các nhà độc tài là đánh giá thấp phản ứng của nhân dân và nghĩ rằng họ có thể duy trì bộ máy cai trị bằng bạo lực mà không cần thay đổi. Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam dựa vào tầng lớp bồi bút để binh vực phần lý luận, dựa bộ máy quân đội, công an để trấn áp đồng bào. Thế nhưng, đảng Cộng sản Liên Xô từng có cả một viện hàn lâm chuyên tập trung nghiên cứu lý luận Cộng Sản, Đông Đức có những binh đoàn được trang bị vũ khí hiện đại hơn quân đội Cộng Sản Việt Nam và Cơ quan Bảo vệ Nhà nước (The State Protection Authority) trực thuộc Trung ương đảng Cộng sản Hungary còn tinh vi hơn cả các cơ quan an ninh Việt Nam, và tất cả đều không cứu được đảng.
Bộ máy tuyên truyền của đảng luôn nhấn mạnh “Công an và Quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng” nhưng như cựu Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phát biểu “Tôi đã từng nói: con giun xéo lắm phải quằn. Càng đàn áp thì phẫn nộ càng tăng và càng lan rộng. Có thể đến một lúc là không kiểm soát được”. Thật vậy, ngoài một số rất nhỏ cam phận cầm cờ khiêng kiệu, đại đa số những người lính, những công an Việt Nam vẫn là những thanh niên mang trong người dòng máu Việt Nam. Hầu hết sinh ra sau cuộc chiến, lớn lên trong cảnh đói nghèo, có nước mắt để khóc cho những đồng bào bị hải quân Trung Cộng bắn thủng ngực, có trái tim để biết hờn căm khi nhìn những hải đảo nhuộm bằng máu của ông cha nằm đang trong tay giặc, có niềm tự hào dân tộc để biết đứng lên bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, có lòng tự trọng để biết tủi nhục khi phải đứng canh giấc ngủ cho các ủy viên trung ương bên ngoài những biệt thự cao sang xây bằng xương máu nhân dân.
Tương lai nào cho dân tộc Việt Nam
Các cuộc biểu tình chống Trung Cộng vừa qua, tuy vẫn còn giới hạn nhưng đã có sự tham dự của nhiều thành phần dân tộc. Họ khác nhau về quá khứ nhưng rõ ràng đang hướng đến một tương lai. Đó là tương lai tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Không có con đường nào khác. Không có chọn lựa nào khác. Tự do dân chủ là vũ khí để đánh bại âm mưu bành trướng của Trung Cộng, là cánh cửa mở ra chân trời thịnh vượng cho nhiều thế hệ Việt Nam tương lai. Dân chủ không phải là một khái niệm tây phương, là sản phầm của “diễn biến hòa bình”, một “âm mưu đế quốc” mà là quyền của con người được sống, được tự do đi lại, tự do phát biểu, được quyền bầu cử người đại diện cho mình trong các cơ quan nhà nước.
Giá trị của một con người được thẩm định không phải ở chỗ người đó bị té ngã nhưng ở chỗ người đó biết đứng lên và đi tới. Dân tộc Việt Nam cũng thế, sau nhiều lần bị té ngã đang cố gắng đứng lên và đi tới cùng nhân loại. Không bằng những nhát búa của thanh niên Đông Đức khi đập vỡ bức tường Bá Linh hay những chiếc kềm của thanh niên Hungary khi cắt đứt hàng rào biên giới Áo Hung, nhưng bằng những giọt nước kiên trì của các thế hệ Việt Nam yêu nước, thành trì độc tài Cộng Sản sẽ bị xói mòn và tan vỡ.
(Trích trong Chính Luận Trần Trung Đạo)
Tham khảo
Từ điển Bách khoa, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, 2005.
Archie Brown, The raise and fall of communism, HarperCollins Publishers, 2009
China Heritage Quarterly, The Australian National University, No. 18, June 2009
Hoàng Tùng, Những kỉ niệm về Bác Hồ, DienDan.org
New Evidence on the Cold War in Asia, Cold War International History Project Bullentin, issue 12/13, Wilson Center
Susab L. Shirk, China Fragil Superpower, Oxford University Press, 2007
Mao Trạch Đông, Đế quốc Mỹ, kẻ thù hung bạo nhất của loài người, tuyển tập các bài viết của Mao trong Marxists.org.
The Cambodia genocide Propject, 1994-2011, Yale Uninversity
U.S.-Vietnam Relations in 2011: Current Issues and Implications for U.S. Policy, Mark E. Manyin Specialist in Asian Affairs, Congressional Research Service 2010
Nikita S. Khrushchev, Speech to 20th Congress of the C.P.S.U. Marxists.org
Vietnam celebrates a less Marxist Ho on birthday M&G News.
Khmer Rouge 'Brother Number Two' defends regime that killed two million, Telegraph, 08 December 2011.
Phạm Đỗ Chí & Phạm Quang Diệu, Kinh Tế Việt NamTừ Đổi Mới Đến Hội Nhập
Bình luận nước ngoài về Trần Xuân Bách, Giáo Sư Carl Thayer trả lời phỏng vấn BBC
Trần Xuân Bách, Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì? Talawas 2006
John Foster Dulles, wikipedia.org