Sunday, July 23, 2017

Tìm hiểu vụ ám sát Tạ Thu Thâu

Tấn Đức

Tạ Thu Thâu là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng vĩ đại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhưng, tên tuổi của ông, dù gắn liền với cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trong hai thập niên 30 và 40, lại ít được giới trẻ Việt Nam biết đến, nhất là những người sinh ra và trưởng thành ở miền Bắc “xã hội chủ nghĩa”. Sử đảng[1] và các văn kiện chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhắc đến ông và các đồng chí của ông bằng những lời lẽ bỉ thử, miệt thị và tồi tệ, như “tay sai cho đế quốc Pháp”, “mật thám cho phát-xít Nhật”…

Vậy, sẽ không vô ích nếu chúng ta điểm qua đôi nét về cuộc đời sáng lạn và cái chết bi thảm của một nhà cách mạng ưu tú, đã từng được “Ủy ban nước Pháp của kiều dân, nước Pháp của tự do” (France Des Immigrés, France Des Libertés) chọn để đăng ảnh và tiểu sử trên một bức tường lớn trong mộtcuộc triển lãm long trọng ở Vòm trời hữu nghị (Arche De La Fraternité) tại khu La Défense (Paris) nhân kỷ niệm 200 năm Đại cách mạng Pháp vào năm 1989 [2].

Thursday, July 20, 2017

Nho giáo đại cương, phần 3 (hết)

Nguyễn Ước


VII. Bản ngã và xã hội

Các nguyên tắc đức hạnh

Theo Khổng Tử, Lễ tìm thấy phương cách diễn tả nó trong năm vòng quan hệ của người đời, được tượng hình bằng năm vòng tròn vây bọc: quân thần (vua tôi); phụ tử (cha con); phu phụ (vợ chồng); huynh đệ (anh em); bằng hữu (bầu bạn). Tới thời Hán, Đổng Trọng Thư rút từ căn bản Ngũ luân ấy ra Tam cương — ba giềng mối chính phụ, cao thấp: vua là cương của tôi, chồng là cương của vợ, cha là cương của con.


Ngoài Ngũ luân, Khổng Tử còn phân biệt dân chúng bậc trung thành hai hạng loại khác nhau: người quân tử và kẻ tiểu nhân. Đó là sự phân biệt không chỉ liên quan tới địa vị xã hội mà còn bởi ý tưởng cho rằng có những người này phải sống theo các định chuẩn đạo đức cao hơn những kẻ kia. Các yêu cầuđạo đức đặt ra cho người cai trị thì cao hơn những gì kỳ vọng vào người dân thường.
“Bậc quân tử có ba cái lo: lo rằng mình không nghe biết nhiều. Lo rằng mình đã biết nhiều nhưng không học được (những điều biết ấy).

Nho giáo đại cương, phần 2

Nguyễn Ước

Phần 1Phần 2Phần 3

IV. Phê phán Khổng Tử

Mặc Tử (k. 468-376 tr.C.N.)

Người đầu tiên phê phán tư tưởng Khổng Tử một cách triệt để, với một hệ thống triết học đầy đủ và những hoạt động tích cực là Mặc Tử, một nhà tư tưởng kỳ quái, khắc khổ và quyết liệt nhất Trung Hoa.


Ông tên là Mặc Địch, chào đời sau khi Khổng Tử qua đời 11 năm, người nước Tống, có thuyết cho là người nước Lỗ. Từng làm thợ đóng xe, sau được thăng lên giới “sĩ”, Mặc Tử có lúc làm quan Đại phu. Thuở còn trẻ ông từng theo học Nho gia, sau đó bỏ Nho rồi đề xướng Mặc học, đối đầu gay gắt với Nho học. Các đệ tử của Mặc Tử phần lớn xuất thân từ hạ tầng xã hội, toàn những người khắc khổ và gan dạ, cùng theo ông sinh hoạt thành đoàn thể hơn một trăm người. Họ chủ trương sống tự túc bằng lao động và cho rằng “không lao động mà hưởng thụ là bất nhân phi nghĩa”. Về sau, các đệ tử ghi lại lời của thầy làm thành bộ Mặc Tử gồm 71 thiên.


Mặc Tử phê phán kịch liệt những nội hàm đạo đức và xã hội trong tư tưởng của Khổng Tử, dựa trên cơ sở rằng Khổng Tử khích lệ mối quan tâm cá biệt cho gia đình, thân tộc của mỗi người, gây nhiều thương tổn cho cảm giác phổ quát của loài người về thiện chí. Mặc Tử tuyên bố rằng lòng trung thànhưu tiên cho gia tộc - thân thân: thân yêu người thân - là cội rễ của cái ác. Ông tìm cách thay thế nó bằng quan điểm xã hội hòa hợp dựa trên “kiêm ái: yêu hết thảy mọi người”, một học thuyết làm nảy sinh cảm giác thiết thực về phúc lợi của toàn thể xã hội.

Nho giáo đại cương, phần 1

Nguyễn Ước

Phần 1Phần 2Phần 3

I. Bối cảnh lịch sử và văn hóa

Nhà văn hóa sử và triết gia Will Durant trong cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa, đã nêu nhận xét rằng “Ấn Độ là xứ của siêu hình học và tôn giáo. Trung Hoa là xứ của triết lý nhân bản, không quan tâm tới thần học”. Ta có thể tạm mượn lời ấy làm điểm khởi đầu cho chương này.


Nho giáo hay Nho học

Trước hết, hẳn phải xác minh hai chữ Nho giáo và Nho học. Về qui ướcngôn ngữ, “giáo” dùng để nói tới khía cạnh tôn giáo, “học” dùng cho khía cạnh triết học. Trong trường hợp Nho giáo, ta khó có thể áp dụng rạch ròi khái niệm ấy. Nho giáo không đặt nặng vấn đề siêu hình và không đòi hỏi phải có “đức tin” hay sự thờ phượng, tận hiến cho một sức mạnh ngoại tại để mong được cứu rỗi như định nghĩa thông thường về tôn giáo. Do đó, chúng tôi tự nghĩ mình có khá rộng đường tùy nghi sử dụng chữ Nho giáohoặc Nho học, tùy vào ngữ cảnh, để cũng chỉ tới một học thuyết lấy hiếu, đễ, trung, thứ làm gốc, được kính ngưỡng là một thứ đạo làm người trong xã hội.


Triết học Trung Hoa có một lịch sử bắt nguồn từ cách đây ba ngàn năm, được tập đại thành vào khoảngthế kỷ thứ sáu trước C.N., thuộc thời Xuân thu đầy biến động. Sau đó, nó tiếp tục triển khai với sự trộn lẫn nhiều truyền thống khác nhau. Ngay trong giai đoạn tao loạn ấy, xuất hiện chư tử bách gia trong đó có hai trường phái triết học nổi bật là Nho giáo và Đạo học. Bên cạnh đó, còn có một số trường phái khác, thí dụ Âm dương gia, sẽ được chúng ta xem xét trong chương bàn về Đạo học. Riêng trong chương này, chúng ta cũng sẽ để mắt đến Mặc gia, Dương gia và Pháp gia. Vì thế, có lẽ đầu tiên nên có cái nhìn tổng thể về hoàn cảnh lịch sử và khung cảnh văn hóa trong đó các tư tưởng lớn của Trung Hoa xuất hiện rồi được hệ thống hóa.

Diễn biến, chống diễn biến và tự diễn biến hòa bình

Trần Trung Đạo

Tháng 4/1994, trước làn sóng cách mạng dân chủ diễn ra tại Đông Âu, “diễn biến hòa bình” vốn là một đe dọa, đã được Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa lên hàng nguy cơ, và là một trong bốn nguy cơ hàng đầu trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ. Từ đó đến nay, đại hội X sang đại hội XI cũng như trong các văn kiện đảng, tập huấn, hội nghị, sách vở của nhà xuất bản chính trị quốc gia nhiều lần nhắc nhở đến nguy cơ này.

Định nghĩa “diễn biến hòa bình”

Theo Từ điển Bách khoa xuất bản tại Việt Nam 2005, diễn biến hòa bình được định nghĩa: “Diễn biến hòa bình chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện dưới một phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và đi đến xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Đối tượng của chiến lược Diễn biến hòa bình là các nước có khuynh hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa. Bản chất của chiến lược DBHB là chống chủ nghĩa xã hội. Nội dung cơ bản là phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa về các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, v.v… Phương thức và thủ đoạn chủ yếu là tạo dựng và thúc đẩy những nhân tố phản động, chống đối từ bên trong, đẩy đối phương vào khủng hoảng toàn diện, từng bước chuyển hoá chế độ chính trị theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc bị chính các thế lực chống đối dùng bạo lực lật đổ…”

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ai sẽ nói thay em?

Trần Trung Đạo 

“Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói” (who will speak if you do not) là câu nói mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm, dùng để kết luận cho buổi phỏng vấn của phái viên CNN Andrew Stevens ngày 18 tháng 6, 2010 tại Sài Gòn. Chương trình Viet Nam Internet Crackdown được chiếu ở Mỹ và phát đi nhiều quốc gia trên thế giới.


Câu nói là một danh ngôn khá phổ biến từ lâu trong xã hội Tây Phương. Người viết đọc đâu đó rằng chính triết gia Đức gốc Ba Lan Friedrich Nietzsche đã nói mặc dù trong danh sách những câu danh ngôn của ông lại không có câu này. Câu “Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói” còn là tựa của bài hát của nhạc sĩ Marty Haugen sáng tác năm 1993 và thường được hát trong các lễ nhà thờ đạo Tin Lành.

Lý Quang Diệu và chính sách ngăn ngừa cộng sản tại Singapore

Trần Trung Đạo

Cựu Thủ tướng Cộng Hòa Singapore Lý Quang Diệu được đưa vào bệnh viện hôm 5 tháng 2, 2015 vì bệnh viêm phổi trầm trọng. Chỉ vài hôm sau, ông được chuyển qua hệ thống duy trì sự sống (life support). Theo nhiều nguồn tin, hai năm trước đây ông đã thêm vào di chúc một đoạn trong đó ông không muốn kéo dài sự sống vô nghĩa bằng cách này. Theo thông báo của chính phủ Singapore “ông qua đời trong thanh thản” tại Tổng Y Viện Singapore lúc 03:18 sáng, giờ địa phương thứ Hai 23 tháng 3, 2015, thọ 91 tuổi. Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên của Singapore và mất vào năm kỷ niệm 50 năm độc lập của quốc gia này.

Tập Cận Bình chủ trương độc chiếm Biển Đông

Trần Trung Đạo 

Người viết xin lỗi dùng tiếng Latin trong bài viết nhưng mục đích là để bàn về khái niệm này trong chủ trương của Tập Cận Bình trên Biển Đông. Ngôn ngữ Latin có một danh từ kép đã trở thành quen thuộc và được dùng nhiều trong chính trị học là “status quo.” “Status quo” chỉ tình trạng của các điều kiện thực tế trước khi có sự thay đổi.

“Status quo” trong sinh hoạt xã hội

Vào thế kỷ thứ 14, danh từ này dùng để chỉ tình trạng hòa bình trước khi chiến tranh bùng nổ giữa hai nước nhưng dần dần được áp dụng trong hầu hết các lãnh vực. Trong các cuộc thảo luận hay tranh luận các bên thường có khuynh hướng chấp nhận một “status quo” và đôi khi còn được xem đó như là một giới hạn mà nếu bị vượt qua sẽ tạo nên nhiều bất trắc.


Trong nhiều trường hợp “status quo” còn dùng để chỉ một tình trạng xã hội tiêu cực, lạc hậu. Khẩu hiệu của các phong trào cách mạng xã hội trong thế kỷ 17 và thế kỷ 18 nhằm thay đổi “status quo” qua đó hạn chế quyền của thiểu số như các quyền dành cho phụ nữ, quyền bầu cử, ứng cử và các tiêu chí xã hội thành văn hay bất thành văn.


Trong đàm phán chính trị, khi hai bên đồng ý duy trì “status quo” có nghĩa là hai bên chấp nhận tình trạng hiện đang là của một điều kiện về quân sự, địa lý, xã hội hay chính trị.

Nền độc tài của một ý thức hệ đã chết

La Thành

Giới thiệu: Ngày 03/11/2010, talawas tròn 9 tuổi và nói lời chia tay độc giả. Đoạn dưới đây là bài viết mà cộng tác viên La Thành của talawas trả lời 3 câu hỏi của talawas. Ba câu hỏi đó là: 
1. Theo anh, 5 vấn đề hệ trọng nhất của Việt Nam hiện nay là gì?
2. Nếu được cầm quyền tuyệt đối tại Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, anh sẽ làm gì?
3. Hình dung của anh về Việt Nam năm 2010, 2020 và 2030.
Xin mời bạn đọc bài viết của La Thành. Tạp chí Tự Do xin được phép đăng lại.


1. Năm vấn đề tối hệ trọng của nước Việt hiện tại

Người Việt bị tước đoạt ý thức dân tộc: Người Việt đã và đang hoặc tự giác, hoặc bị cưỡng bức từ bỏ ý thức dân tộc. Biểu hiện của điều này khá đa dạng trong sự nhất quán: từ chuyện nước ngoài được tự do tuyên truyền nguỵ-chủ-quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa trên một website tên miền nhà nước của Việt Nam cho đến chuyện phó thủ tướng Việt Nam dùng cả hai tay để bê một bàn tay của tổng lý quốc vụ viện Trung Quốc, từ chuyện các cuộc biểu tình hoà bình tự phát của công dân Việt chống chủ nghĩa ăn cướp đại Hán bị thẳng tay đàn áp cho đến chuyện mọi tài nguyên Việt – khoáng sản, cơ bắp, chất xám và cả các bộ gien quý (trong đó có các bộ gien mang tên Ngô Bảo Châu và Trần Thị Hương Giang) – đều bị xuất siêu ra nước ngoài, vân vân.

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa

Nguyễn Ngọc Chính

Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa là một trong những tác động chính trong việc vay mượn về ngôn ngữ. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố khác như địa lý, lịch sử, chính trị và xã hội trong việc hình thành ngôn ngữ vay mượn.

Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vốn là một “melting pot”, dễ dàng hòa nhập với các nền văn hóa khác từ tiếng Tàu, tiếng Pháp và cuối cùng là tiếng Anh. Ở đây, xin được bàn về ảnh hưởng của Trung Hoa mà ta thường gọi nôm na là Tàu cùng những biến thể như Người Tàu, Ba Tàu, Các Chú, Khách Trú và Chệt hoặc Chệc.

Tranh luận tự thân đa nguyên

Lê Vĩnh Triển

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng mới đây tuyên bố Đảng Cộng sản không sợ tranh luận “bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý” (Báo Pháp Luật 18/5/2017). Người viết đánh giá cao tinh thần này. Để có thể có được những kết quả tốt nhất và khách quan từ tranh luận, làm cơ sở tham khảo cho nhà nước trong việc ra chính sách cũng như điều hành, bài viết cho rằng cần trả lời hai câu hỏi cơ bản về người tranh luận và những vấn đề tranh luận. Từ đó bài viết nêu những rào cản trong tranh luận. Cuối cùng là một vài đề nghị để tranh luận đạt được những mục tiêu nêu trên.

Wednesday, July 19, 2017

Độc tài sáng suốt

Đinh Bá Anh

Một ghi chép hiện thực

Tôi có một người bác là nông dân, ông chưa là gì khác ngoài nông dân. Nhưng ông không phải là một nông dân tầm thường: ông là một nông dân có ảnh hưởng, và ảnh hưởng của ông không hề nhỏ, ít nhất là trong phạm vi ngôi làng ông sống. Theo quan sát của tôi, ảnh hưởng của ông được xây dựng trên bốn phẩm chất: gia trưởng, khả năng lo kinh tế gia đình, khả năng sắp xếp công việc họ tộc, và hành ngôn.

Nếu ai đã từng sống ở nông thôn Việt Nam, người đó ắt hiểu rằng, người ta bắt buộc phải có ba phẩm chất đầu nếu muốn thành công và được nể trọng. Riêng phẩm chất thứ tư – hành ngôn, bác tôi nói, là phẩm chất mà không phải kẻ thô lỗ nào cũng hiểu được. Hành ngôn, theo quan điểm của bác tôi, là nói. Anh biết làm chủ gia đình, biết lo kinh tế, biết công việc họ tộc, tốt, nhưng chưa đủ, anh còn phải biết nói. Chính cái biết nói mới là cái nâng anh lên thành một con người đúng nghĩa. Vậy biết nói là thế nào? Theo bác tôi, biết nói bao gồm hai việc: nói cái đúng, và nói sao để ai nghe cũng phải công nhận là đúng.

Ngã rẽ của đời người

Vũ Thế Thành

Các quán nhậu vỉa hè dọc kênh Nhiêu Lộc dạo này nhiều người hát rong, cũng ampli, loa, micro không dây, nhạc đệm,…Họ chỉ hát toàn nhạc xưa, nhạc sến, với điệu rumba, bolero nghe tưởng như đồng hồ đếm ngược. Lần trước về Sàigòn, tôi đã ngồi quán vỉa hè, nghe những bài ca vỉa hè như thế… Lặng cả người, “…Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố vắng đêm nao quen một người, mà yêu thương trót trao nhau trọn lời.. (*)

Những Nghịch lý và Ngộ nhận về Việt Nam

Nguyễn Quang Dy

Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai” “We cannot change the past, but we can reshape the future” (Dalai Lama)

Chiến tranh Viêt Nam đã đi vào lịch sử lâu rồi. Đã 42 năm kể từ khi cuộc chiến đó chấm dứt, nhưng người ta vẫn còn tranh luận về Chiến Tranh Việt Nam (hay còn gọi là cuộc “Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai”). Tại sao “bóng ma Việt Nam” đến giờ vẫn còn ám ảnh người Mỹ và người Việt, nhất là thế hệ những người đã trực tiếp dính líu vào Việt Nam, dù là quân nhân hay dân sự và nhà báo. Tại sao người ta vẫn tiếp tục viết sách và làm phim về Việt Nam? Phải chăng vì Chiến tranh Việt Nam có quá nhiều nghịch lý và ngộ nhận?

Monday, July 17, 2017

Hiểm họa Trung Cộng và bài học Tiệp Khắc

Trần Trung Đạo

Áo và Tiệp Khắc là hai quốc gia bị Đức cưỡng chiếm đầu tiên ngay cả trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ. Trong lúc Đức chiếm Áo không gây nhiều phản ứng vì Áo có nhiều liên hệ với Đức về lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa và chính bản thân Hitler vốn là người Áo, việc cưỡng chiếm Tiệp Khắc là một biến cố lớn vì Tiệp Khắc là một nước độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và được xem là một trong số mười cường quốc châu Âu thời đó.


Suốt thời gian dài hơn sáu năm dưới ách thống trị của Đức Quốc Xã, nhân dân Tiệp chịu đựng vô số thương vong, thiệt hại. Hàng trăm ngàn người bị giết và hàng trăm ngàn người khác bị đày ải trong các trại tập trung. Thế nhưng phải chăng ngày đó Tiệp Khắc yếu đến mức không bắn được phát súng nào?

Hiểm họa Trung Cộng và bài học Congo

Trần Trung Đạo

Những tuổi thơ trong mỏ quặng

Em Adon Kalenga làm việc cho một hãng thu mua quặng. Công việc của em mỗi ngày là vác những bao quặng nặng gần 100 kí lô từ những hầm sâu, ẩm thấp đi rửa sạch và vác trở về cho chủ hãng thầu. Như em tả, cả thân thể em đều cảm thấy đau nhức và cả mười ngón tay trầy trụa sau một ngày dài rửa quặng. Em Adon Kalenga chỉ mới 13 tuổi. Trong lúc hầu hết thiếu niên cùng tuổi em trên thế giới đang đến trường thì em phải làm việc không ngưng nghỉ suốt bảy ngày mỗi tuần. Em không đủ tiền để đóng học phí, trung bình khoảng 6 Dollar một tháng. Em không có nhà ở. Đêm về, em ngủ nhiều nơi trên đường phố và cũng có khi tìm đến tạm trú trong các trại mồ côi. Cha của Adon chết khi em mới 9 tuổi. Mẹ em sau đó cũng bỏ nhà ra đi. Bà con thân thích không ai nhận nuôi dưỡng em khi chính họ còn không đủ sức nuôi con của họ. Em trở thành đứa bé mồ côi. Sau khi lang thang bụi đời một thời gian, các bạn của em gợi ý nên đi đào quặng bán lại cho các công ty thu mua Trung Cộng. Thế là em cùng các bạn đi đào quặng để kiếm sống. Trong năm đầu tiên em có lần suýt chết khi trời mưa lớn làm đất sụp thành bùn đè lên những người đang làm dưới hầm sâu. Bốn người bạn của em, Fabrice, Jean, Patient and Patrick đều bị bùn chôn sống trong tai nạn đó. Em may mắn sống sót nhưng thương tích đầy mình. Adon nói “Cuộc sống của em rất khó khăn. Em không hiểu tại sao”.

Friday, July 14, 2017

Đường về nô lệ

Friedrich A. von Hayek

Phạm Minh Ngọc
dịch.

Lời người dịch: Tác phẩm Đường về nô lệ (The Road to Serfdom) xuất bản ở Anh vào tháng 3 năm 1944 và sáu tháng sau, tức là ngày 18 tháng 9 năm 1945, thì được ấn hành ở Mĩ. Phiên bản xuất hiện trên tạp chí The Reader’s Digest, được giới thiệu dưới đây, ra đời vào tháng 4 năm 1945 dưới tiêu đề “Một trong những cuốn sách quan trọng nhất trong thế hệ chúng ta” đã góp phần đưa Hayek trở thành nhân vật danh tiếng và công trình của ông trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở Mĩ từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1945. Người dịch hoàn toàn đồng ý với Lawrence Frank khi ông viết trên tạp chí Saturday Review of Literature vào tháng 5 năm 1945 rằng bản rút gọn “có phần sắc sảo hơn” cả chính văn, và xin được giới thiệu với độc giả talawas.

Thursday, July 13, 2017

Hiến chương 08 (零八宪章 Linh Bát Hiến chương)

Phạm Nguyên Trường dịch.

Lời giới thiệu của Perry Link – người dịch từ Trung văn sang Anh văn


Văn kiện dưới đây, được hơn hai ngàn công dân Trung Quốc ký, được ấp ủ và chấp bút với lòng ngưỡng mộ Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc, tức là nơi mà vào năm 1977 hơn hai trăm nhà trí thức người Tiệp và người Slovak đã lập ra một tập hợp công khai, phi chính thức những người gắn bó với nhau bằng ý chí đấu tranh, cá nhân cũng như tập thể, vì nhân quyền và dân quyền ở đất nước chúng ta và trên toàn thế giới.


Hiến chương 08 không chỉ kêu gọi cải tổ hệ thống chính trị hiện hành mà còn kêu gọi loại bỏ một số tính chất chủ yếu của chế độ, trong đó có chế độ độc đảng và thay thế bằng một hệ thống dựa vào nhân quyền và chế độ dân chủ.


Các công dân lỗi lạc, những người ký tên vào bản Hiến chương 08, nằm cả bên trong lẫn bên ngoài bộ máy của chính phủ, đấy không chỉ là các nhà bất đồng chính kiến và giới trí thức khoa bảng nổi tiếng mà còn có cả các cán bộ trung cấp và thành phần lãnh đạo ở nông thôn. Họ chọn ngày 10 tháng 12, dịp kỷ niệm ngày công bố bản Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát của Liên hiệp quốc, làm ngày để họ bày tỏ quan điểm chính trị và phác thảo ra quan niệm của họ về một nước Trung Hoa dân chủ và hợp hiến. Họ mong muốn Hiến chương 08 sẽ được dùng như một bản thiết kế cho những thay đổi chính trị căn bản ở Trung Quốc trong những năm tới đây. Những người ký vào bản Hiến chương sẽ lập ra một nhóm không chính thức không giới hạn số lượng thành viên nhưng đoàn kết bằng quyết tâm thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa và bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc và tại các nơi khác.

Bàn tay ẩn khuất của Hà Nội góp phần định hình chương trình làm việc của nhóm chuyên gia ở Washington thế nào?

How Hanoi’s Hidden Hand Helps Shape a Think Tank’s Agenda in Washington)
Greg Rushford
RushfordReport (11/7/2017)

Song Phan dịch.

Thứ 3 tuần tới, ngày 18 tháng 7, sẽ là một ngày trọng đại của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), vốn là một trong những nhóm chuyên gia cố vấn (think tank) uy tín của Washington hơn nửa thế kỷ qua. Hội nghị hàng năm lần thứ 7 của CSIS về biển Đông, như có hoá thân trước của nó hồi năm 2011, sẽ lại một lần nữa thu hút sự chú ý của công chúng đối với sự quyết đoán của Trung Quốc ở biển Đông.

Các diễn giả với uy tín ấn tượng về an ninh quốc gia sẽ từ Singapore, Việt Nam, Philippines, và các nơi khác ở châu Á bay về đây. Họ sẽ tham gia cùng với các nhà chức trách hàng đầu của Mỹ thuộc các cơ quan có uy tín, chẳng hạn như trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu Hải chiến của nó. Thượng nghị sĩ Cory Gardner, đảng Cộng hòa từ Colorado hiện chủ trì ban Châu Á thuộc Uỷ ban Quan hệ Đối ngoại, sẽ khai mạc ngày đó bằng một bài phát biểu về “Đổi mới lãnh đạo của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương“.

Vậy, ai đã hào phóng chi tiền cho các hội nghị nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng sự đổi mới lãnh đạo của Mỹ ở châu Á? Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành CSIS John Hamre đã tránh né vấn đề này trong 6 năm qua. Chẳng hạn tháng 7 năm ngoái CSIS công bố, hội nghị hàng năm lần thứ 6 của CSIS về biển Đông đã “xảy ra được nhờ có sự ủng hộ rộng rãi cho CSIS“.

Tuesday, July 11, 2017

Để thắng được Trung Cộng

Trần Trung Đạo

Câu nói “Không có đế quốc nào tồn tại mãi mãi” thoạt nghe rất bình thường và hiển nhiên vì lẽ đơn giản trên đời này không có gì tồn tại mãi mãi, tuy nhiên quy luật đó đã được chứng minh rất nhiều lần trong lịch sử bằng bao máu xương của nhân loại. Một đế quốc vừa hình thành ở Á Châu và đang đe dọa cho hòa bình thế giới: Đế quốc Trung Cộng. Đế quốc này sẽ tồn tại thêm được bao lâu và sẽ sụp đổ bằng cách nào vẫn còn là chủ đề được các nhà phân tích chính trị, các sử gia bàn cãi không chỉ bên ngoài Trung Cộng mà ngay tại đầu não của cơ chế độc tài.


Trung Cộng tồn tại được bao lâu?

Trung Cộng không đáng sợ

Trần Trung Đạo

Giới thiệu: Bài viết này được phổ biến lần đầu vào tháng 5, 2014 và là bài đầu tiên trong phần “Lý luận chính trị” của tác phẩm “BÁNH MÌ AI CẬP, CÁ VIỆT NAM, KHÁT VỌNG CON NGƯỜI” vừa được phát hành. Sau khi tôi phổ biến trên Facebook, các trang mạng “lề đảng” như nguyentandung, nguyenphutrong, trandaiquang v.v. đã trích và đăng dưới tựa “Trung Quốc không đáng sợ”. Họ giữ tên tác giả nhưng cắt xén phần lớn lý do thứ năm và kết luận của bài. Tôi không quan tâm chuyện trích đăng vì bài đã phổ biến dưới dạng “public” nhưng nếu đăng phải đăng trọn bài. Để tránh hiểu sai nội dung và ý bài viết, tôi xin đăng lại nguyên văn bài “Trung Cộng Không Đáng Sợ”. Mời quý vị và các bạn cùng đọc.


Hai cuộc chiến tranh thế giới, thứ nhất và thứ hai, gây nhiều tang tóc trong lịch sử loài người nhưng cũng để lại nhiều bài học: (1) Dù đứng trên quan điểm nào, các nhà chiến lược quân sự đều đồng ý rằng, nếu chiến tranh là chọn lựa duy nhất để bảo vệ sự sống còn của đất nước, yếu tố quyết định mà một nhà lãnh đạo phải làm là chủ động chọn thời điểm để phát động chiến tranh. (2) Chiến tranh xảy ra càng sớm càng có lợi cho các nước nhỏ vì đối với các nước nhỏ, nhanh hay chậm, trước hay sau cũng không giúp họ nhiều về kỹ thuật chiến tranh trong khi với các nước lớn một năm là thời gian dài để tăng cường khả năng quân sự. (3) Không phải chỉ nước lớn mới có quyền chọn lựa chiến tranh mà một nước nhỏ cũng có thể gây ra chiến tranh và lôi kéo các nước lớn vì quyền lợi hay vì bảo vệ quyền lợi phải tham dự vào cuộc chơi sinh tử.

Sunday, July 9, 2017

Cam Ranh và hơn thế nữa

Nguyễn Quang Dy

Gần đây, vấn đề Cam Ranh lại nổi lên với những đồn đại (lúc thực lúc hư), như một ẩn số và biến số, trong một đất nước có quá nhiều hằng số. Quy chế Cam Ranh rất nhạy cảm, trong bối cảnh quan hệ Trung-Việt đang căng thẳng do Việt Nam xích lại gần Mỹ và Nhật (qua 2 chuyến đi gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) và do Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí tại Biển Đông (mỏ khí Cá Voi Xanh và mỏ dầu Cá Rồng Đỏ), bất chấp sức ép của Trung Quốc. Vai trò của Cam Ranh còn quan trọng hơn người ta tưởng, vì nó không chỉ là một căn cứ hải quân có vị thế chiến lược đặc biệt ở Biển Đông (và Tây Thái Bình Dương) mà còn là một ẩn số và biến số trong ván cờ Biển Đông, có thể làm thay đổi cuộc chơi (game changer).