Các thành tựu về giáo dục của đất nước này khiến các quốc gia khác phải xem lại.
Nguồn: Why Are Finland's Schools Successful? (Smithsonian Sept 2011)
LynNell Hancock
Phan Văn Song dịch
Nguồn: Why Are Finland's Schools Successful? (Smithsonian Sept 2011)
LynNell Hancock
Phan Văn Song dịch
Đó là ngày kết thúc học kì tại trường tổng hợp Kirkkojarvi ở Espoo, một vùng ngoại ô sắc màu rực rỡ phía tây của Helsinki, khi Kari Louhivuori, một giáo viên kì cựu và hiệu trưởng của trường quyết định thử nghiệm một cái gì đó khá cực đoan – theo tiêu chuẩn Phần Lan. Một trong những học sinh lớp 6 của ông, một cậu bé Albani gốc Kosovo, đã trôi dạt xa mạng lưới học tập, chống lại những nỗ lực tốt nhất của cô giáo của mình. Đội ngũ những nhà giáo dục đặc biệt của trường – bao gồm một nhân viên xã hội, một y tá và một nhà tâm lí – thuyết phục Louhivuori rằng không phải lỗi do sự lười biếng. Vì vậy, ông quyết định giữ cậu lại một năm, một biện pháp trên thực tế đã lỗi thời rất hiếm gặp ở Phần Lan.
“Đây là những gì chúng tôi làm mỗi ngày chuẩn bị trẻ cho cuộc sống." Kari Louhivuori Hiệu trưởng trường tổng hợp Kirkkojarvi nói. Ảnh chụp: Stuart Conway. |
Phần Lan đã cải thiện rất nhiều trong xoá việc mù chữ, mù toán và khoa học trong thập kỉ qua một phần lớn vì các giáo viên của họ được tin cậy để làm bất cứ điều gì cần thiết để xoay chuyển cuộc sống giới trẻ. Cậu bé 13 tuổi Besart Kabashi này đã nhận được một cái gì đó giống như dạy kèm cho hoàng gia.
Trong văn phòng với tấm tranh cổ động "Tàu ngầm vàng" của Beatles trên tường và một cây đán guitar điện trong tủ quần áo, Louhivuori nói với tôi "Năm đó tôi đã nhận Besart làm học sinh riêng của tôi." Khi Besart không chịu học khoa học, địa lí và toán học, cậu ta đứng bên cạnh bàn của Louhivuori trước mặt các bạn cùng lớp 9 và 10 tuổi của mình, vạch mấy quyển sách mở từ một ngăn xếp cao, từ từ đọc một quyển, rồi một quyển khác, sau đó ngấu nghiến đọc thêm hàng chục quyển nữa. Đến cuối năm đó, cậu con trai của những người tị nạn chiến tranh Kosovo đã chinh phục được ngôn ngữ phong phú nguyên âm của đất nước mới của mình và đến lúc nhận ra rằng trên thực tế nó có thể học.
Nhiều năm sau, một Besart 20 tuổi đã có mặt tại tiệc Giáng sinh ở Kirkkojarvi với một chai rượu Cognac và một nụ cười lớn. Anh ta nói với giáo viên cũ của mình"Thầy đã giúp em." Besart đã mở công ti sửa chữa xe riêng và công ti vệ sinh "No big fuss" (Chẳng có gì phải ầm ĩ), Louhivuori nói với tôi. "Đây là những gì chúng tôi làm mỗi ngày, chuẩn bị trẻ cho cuộc sống."
Câu chuyện thần kì này về một trường hợp trẻ em duy nhất được cứu giúp gợi một số trong những lí do cho kỉ lục đáng kinh ngạc về thành công giáo dục của đất nước Bắc Âu nhỏ bé này, một hiện tượng đã truyền cảm hứng, gây bối rối và thậm chí cả khó chịu cho các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục Mĩ. Giáo dục Phần Lan đã trở thành một chủ đề nóng sau khi bộ phim tài liệu năm 2010 Waiting for “Superman” (Chờ đợi "Siêu nhân" ) so sánh nó với các trường công lập có vấn đề của nước Mỹ.
"Dù nhận bất cứ cái gì” (“Whatever it takes”) là một thái độ thúc đẩy không chỉ 30 giáo viên của Kirkkojarvi mà hầu hết 62 000 nhà giáo dục Phần Lan trong 3 500 trường học từ Lapland đến Turku – các nhà chuyên môn được lựa chọn từ 10% các sinh viên tốt nghiệp hàng đầu của cả nước để giành lấy được bằng thạc sĩ (master) về giáo dục theo đòi hỏi. Nhiều trường vừa đủ nhỏ để giáo viên biết hết mỗi học sinh. Nếu dùng một phương pháp nào đó không thành công, giáo viên tham khảo ý kiến các đồng nghiệp để thử một cái gì đó khác. Họ dường như thích thú với những thách thức. Gần 30% trẻ em Phần Lan nhận được một loại trợ giúp đặc biệt nào đó trong chín năm đầu tiên ở nhà trường. Năm ngoái, trường học nơi Louhivuori dạy phục vụ cho 240 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9, và tương phản với tiếng tăm về tính thuần nhất dân tộc của Phần Lan, hơn phân nửa trong số 150 học sinh bậc tiểu học là người nhập cư từ Somalia, Iraq, Nga, Bangladesh, Estonia và Ethiopia, và các quốc gia khác. "Trẻ em từ gia đình giàu có, với rất nhiều giáo dục có thể được các giáo viên ngu ngốc giảng dạy", Louhivuori mỉm cười nói, "Chúng tôi cố gắng để nắm bắt những học sinh yếu. Điều đó nằm sâu trong suy nghĩ của chúng tôi. "
Việc chuyển đổi hệ thống giáo dục của Phần Lan bắt đầu từ 40 năm trước đây là một bệ phóng quan trọng của kế hoạch phục hồi kinh tế của đất nước. Các nhà giáo dục có ít ý nghĩ vì sao nó lại rất thành công kể từ năm 2000, khi các kết quả đầu tiên từ Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA - Programme for International Student Assessment), bài kiểm tra chuẩn hoá dành các trẻ em15 tuổi trong hơn 40 địa điểm toàn cầu, cho thấy giới trẻ Phần Lan có kĩ năng đọc tốt nhất trên thế giới. Ba năm sau, họ dẫn đầu về toán học. Đến năm 2006, Phần Lan đứng đầu trong 57 quốc gia (và một vài thành phố) về khoa học. Theo điểm PISA 2009 công bố năm ngoái, nước này đứng thứ hai về khoa học, thứ ba về đọc hiểu và thứ sáu về toán học trong số gần nửa triệu học sinh trên toàn thế giới. Arjariita Heikkinen, hiệu trưởng của một trường học Helsinki tổng hợp nói "Tôi vẫn còn ngạc nhiên. tôi chưa nhận ra là chúng tôi tốt đến mức đó."
Tại Hoa Kì, có lộn xộn giữa chừng trong thập kỉ qua, các quan chức chính phủ đã cố gắng đưa việc cạnh tranh thị trường vào các trường công lập. Trong những năm gần đây, một nhóm các nhà tài chính của Wall Street và các nhà hảo tâm như Bill Gates đã bỏ tiền ủng hộ những ý tưởng khu vực tư nhân, chẳng hạn như các phiếu tài trợ giáo dục, chương trình giảng dạy theo hướng dữ liệu, và các trường học theo hợp đồng, đã tăng gấp đôi về số lượng trong thập kỉ qua. Tổng thống Obama rõ ràng cũng đã đặt cược vào việc cạnh tranh. Cuộc Chay đua cho các sáng kiến hàng đầu của ông mời gọi các tiểu bang đua tranh giành lấy tài trợ liên bang bằng việc sử dụng các bài kiểm tra và các phương pháp khác để đánh giá giáo viên, một triết lí không sống được ở Phần Lan. Timo Heikkinen, một hiệu trưởng Helsinki với 24 năm kinh nghiệm giảng dạy nói "Tôi nghĩ rằng, trên thực tế, giáo viên sẽ lột áo nhanh nếu chúng ta chỉ đo lường số liệu thống kê, bỏ qua những khía cạnh con người."
Không có các cuộc kiểm tra chuẩn hóa bắt buộc ở Phần Lan, ngoài một kì thi cuối năm ở năm cuối cùng của học sinh trung học. Không có xếp hạng, không có so sánh, cạnh tranh giữa các học sinh, các trường học hay các khu vực. Trường học Phần Lan do nhà nước tài trợ. Những người trong các cơ quan chính phủ điều hành các nhà trường này, từ trung ương đến địa phương, đều là các nhà giáo dục, không phải là các nhà kinh doanh, các nhà lãnh đạo quân sự hoặc chính trị gia chuyên nghiệp. Mọi nhà trường đều có cùng một mục tiêu quốc gia và rút ra từ nguồn vốn chung của các nhà giáo dục qua đào tạo đại học. Kết quả là một đứa trẻ Phần Lan có được một cơ may tốt nhận được cùng một chất lượng giáo dục dù sống trong một ngôi làng nông thôn hay một thành phố có trường đại học. Theo một khảo sát gần đây nhất của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD – Organization for Economic Cooperation and Development) thì sự khác biệt giữa các học sinh yếu nhất và mạnh nhất ở Phần Lan là nhỏ nhất trên thế giới. Olli Luukkainen, chủ tịch công đoàn giáo viên mạnh mẽ của Phần Lan nói "Bình đẳng là từ quan trọng nhất trong giáo dục Phần Lan. Tất cả các đảng phái chính trị cánh tả và cánh hữu đều nhất trí về điều này.”
93% học sinh Phần Lan tốt nghiệp từ trường trung học phổ thông hoặc dạy nghề, cao hơn Mĩ 17,5%, và 66% học tiếp giáo dục đại học, mức cao nhất trong Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Phần Lan chi tiêu cho mỗi học sinh ít hơn Hoa Kì 30%.
Tuy nhiên, có một sự vắng mặt dễ thấy về xúc cảm ở người Phần Lan nổi tiếng kín đáo. Họ sẵn sàng để ăn mừng chức vô địch thế giới về khúc côn cầu gần đây của họ, nhưng về điểm PISA thì không quá nhiều. Pasi Sahlberg, một giáo viên toán lí trước đây và bây giờ làm việc ở Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan nói "Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ em học cách để học chứ không phải học cách để làm một bài kiểm tra. Chúng tôi không quan tâm nhiều tới PISA. Nó không phải là thứ chúng tôi nhắm tới."
Maija Rintola đứng trước lớp học gồm 23 học sinh 7 và 8 tuổi đang trò chuyên vào một ngày cuối tháng tư ở Kirkkojarven Koulu. Một mớ lọn tóc nhiều màu nằm trên mái tóc màu đồng của cô giống như một bộ tóc giả nhuộm màu. Cô giáo viên 20 năm trong nghề này đang cố tìm Vappu trong các giáo viên ban ngày và trẻ em đến trường trong trang phục đủ loại để ăn mừng ngày tháng Năm (May Day). Mặt trời buổi sáng đổ qua mái ngói và toả bóng màu chanh trên các thùng chứa cỏ Phục Sinh cỏ trồng trên các ngưỡng cửa gỗ. Rintola mỉm cười và giơ một bàn tay xoè lên theo một góc nghiêng – "con hươu cao cổ im lặng" thử nghiệm thời gian của cô, đó là dấu hiệu báo để các học sinh giữ im lặng. Nón nhỏ, áo khoác, giày xếp gọn trong các chỗ ấm cúng, các đứa trẻ ngọ nguậy bên cạnh các bàn làm việc của chúng với các bàn chân thả, chờ tới lượt để kể lại chuyện của chúng ngoài sân chơi. Chúng vừa trở về sau15 phút thuộc thời gian chơi ngoài trời giữa các bài học thường xuyên. Về sau, Rintola nói "Chơi là quan trọng ở độ tuổi này. Chúng tôi đánh giá cao việc chơi."
Vẫn lắc lư ngọ nguậy không dứt, các học sinh lôi từ bàn làm việc của chúng các túi nhỏ đựng các nút, đậu và các loại thẻ ép số 1 đến 20. Một giáo viên phụ tá đi qua xung quanh dải màu vàng thể hiện cho các đơn vị của mười. Tại một tấm bảng điện tử ở phía trước của phòng, Rintola hướng dẫn cho cả lớp học thông suốt các nguyên tắc của cơ số mười. Một cô bé đeo tai mèo trên đầu không có lí do rõ ràng. Một cô khác giữ một con chuột nhồi bông trên bàn của mình để nhắc nhở cô ấy tự nhiên. Rintola đi lòng vòng khắp phòng học giúp mỗi học sinh nắm bắt các khái niệm. Những học sinh hoàn thành trước sẽ chơi trò chơi giải “câu đố hạt" cao cấp. Sau 40 phút thì đến giờ ăn trưa nóng trong các quán ăn tự phục vụ theo kiểu ở nhà thờ.
Mỗi ngày giáo viên Phần Lan đến trường ít giờ hơn và dành thời gian trên lớp ít hơn so với giáo viên Mĩ. Giáo viên sử dụng thời gian dư này để xây dựng chương trình đào tạo và đánh giá học sinh của mình. Trẻ em dành rất nhiều thời gian hơn để chơi bên ngoài, ngay cả giữa mùa đông. Bài tập về nhà là tối thiểu. Tuổi bắt buộc bắt đầu đi học là 7 tuổi. Louhivuori cho biết: "Chúng tôi không vội vàng. Trẻ em học tốt hơn chỉ khi chúng đã sẵn sàng. Tại sao lại căng chúng ra chứ? "
Hầu như không nghe có trẻ em bị đói hoặc vô gia cư. Phần Lan cho hưởng ba năm nghỉ thai sản và trợ cấp chăm sóc ban ngày cho các bậc cha mẹ và giáo dục mầm non cho mọi trẻ em 5 tuổi, trong đó trọng tâm là chơi và xã hội hoá. Ngoài ra, nhà nước trợ cấp cho cha mẹ, trả cho họ khoảng 150 euro mỗi tháng cho mỗi đứa trẻ cho đến khi chúng 17 tuổi. 97% trẻ 6-tuổi theo học các trường mầm non công lập, ở đó trẻ em bắt đầu một vài nội dung học tập nào đó. Trường cung cấp thực phẩm, chăm sóc y tế, tư vấn và dịch vụ taxi nếu cần thiết. Học sinh hưởng chăm sóc y tế miễn phí.
Mặc dù vậy, Rintola cho biết đến cuối tháng 8 những học sinh của cô đã vượt xa về trình độ đọc và ngôn ngữ. Khoảng tháng 4, gần như mọi học sinh trong lớp đều đọc được, và hầu hết đều viết được. Những học sinh nam đã được vun quén vào văn học với các sách như Kapteeni Kalsarin ("Quần lót Thuyền trưởng"). Giáo viên giáo dục đặc biệt của trường hợp tác với Rintola để dạy 5 học sinh có vấn đề về hành vi và học tập khác nhau. Mục tiêu quốc gia trong 5 năm qua là để đưa vào dòng chính tất cả học sinh. Thời gian duy nhất mà học sinh của Rintola rút ra là khi học tiếng Phần Lan như một lớp học ngôn ngữ thứ hai, do giáo viên với 30 năm kinh nghiệm và qua đào tạo sau đại học giảng dạy.
Dù vậy cũng có các ngoại lệ, tuy hiếm. Một bé gái lớp 1 không phải là học sinh cũ của Rintola. Cô bé 7 tuổi này mới từ Thái Lan đến, không nói được một từ Phần Lan nào. Cô bé học toán ngay trong một "lớp học chuẩn bị” đặc biệt được một chuyên gia học tập đa văn hóa giảng dạy. Lớp học này được thiết kế để giúp trẻ em theo kịp các môn học của mình trong khi còn đang chinh phục ngôn ngữ. Các giáo viên của Kirkkojarvi đã học được cách đối phó với số lượng lớn bất thường các học sinh nhập cư. Thành phố Espoo giúp họ thêm 82 000 euro một năm trong quỹ "phân biệt đối xử tích cực" để chi trả cho những mục như các giáo viên nguồn đặc biệt, nhân viên tư vấn và 6 lớp học có nhu cầu đặc biệt.
Rintola sẽ dạy cũng nhóm học sinh này vào năm tới và có thể trong cả 5 năm tiếp theo, tùy thuộc vào nhu cầu của nhà trường. Rintola, người được Louhivuori tự tay chọn lựa 20 năm trước cho biết "Đó là một hệ thống tốt. Tôi có thể tạo mối liên kết mạnh mẽ với các em. Tôi hiểu chúng là ai." Bên cạnh tiếng Phần Lan, toán học và khoa học, các học sinh lớp 1 còn học âm nhạc, nghệ thuật, thể thao, tôn giáo và thủ công dệt may. Tiếng Anh bắt đầu học ở lớp 3, tiếng Thụy Điển lớp 4. Lớp 5, các em có thêm sinh học, địa lí, lịch sử, vật lí và hóa học.
Mãi cho đến lớp 6, lúc đó và chỉ khi các giáo viên dạy lớp đồng ý tham gia, trẻ em sẽ chọn để dự một kì thi nhiệm ý toàn huyện. Hầu hết đều tham dự, vì tò mò. Kết quả không được công bố. Các nhà giáo dục Phần Lan cảm thấy khó hiểu về việc Hoa Kì đam mê với các bài kiểm tra chuẩn hóa. Trong khi lục lọi tủ quần áo của mình tìm kiếm kết quả năm qua, Louhivuori trêu chọc "Người Mĩ đều thích các biểu đồ thanh, các đồ thị và biểu đồ màu.” Ông nói sau khi ông đã tìm thấy các bản báo cáo “Hình như chúng tôi đã làm tốt hơn mức trung bình hai năm trước đây. Chẳng có ý nghĩa gì cả. Chúng tôi biết học sinh rõ hơn các bài kiểm tra này có thể cho chúng tôi biết về chúng."
Tôi đã đến Kirkkojarvi để xem làm thế nào phương pháp tiếp cận Phần Lan có thể áp dụng cho học sinh không theo khuôn mẫu tóc vàng, mắt xanh và Lutheran. Nhưng tôi tự hỏi nếu thành công của Kirkkojarvi trong việc chống lại những điều bất thường có thể là một may mắn. Một số các nhà cải cách bảo thủ to tiếng ở Mĩ đã thấy mệt mỏi với “đám đông Chúng tôi Yêu Phần Lan” hoặc cái gọi là ganh tị Phần Lan. Họ lập luận rằng Hoa Kì có không nhiều cái để học hỏi từ một quốc gia chỉ có 5,4 triệu người - 4% trong số đó sinh ở nước ngoài. Tuy nhiên, Phần Lan dường như ở trên một cái gì đó. Láng giềng Na Uy, một quốc gia có kích cỡ tương tự, ấp ủ các chính sách giáo dục tương tự như Hoa Kì. Nước này sử dụng các kì thi chuẩn hóa và giáo viên không có bằng thạc sĩ. Và cũng giống như Mĩ, điểm PISA của Na Uy cũng chỉ làng nhàng chặng giữa trong phần tốt hơn của một thập kỉ.
Để có được một mẫu thứ hai, tôi hướng về phía đông từ Espoo đến Helsinki và khu lân cận có khó khăn gọi là Siilitie, từ Phần Lan có nghĩa là “đường con Nhím” ("Hedgehog Road") và được biết đến với dự án nhà ở thu nhập thấp lâu đời nhất ở Phần Lan. Ngôi trường cũ hình hộp 50 tuổi nằm trong một khu vực nhiều cây cối, ở một góc cách không xa một trạm tàu điện ngầm với hai bên là các trạm xăng và các cửa hàng tiện ích. Một nửa trong số 200 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 là có khó khăn về học tập. Hầu như tất các các học sinh có khuyết tật nghiêm trọng nhất này được trộn lẫn với các trẻ em giáo dục phổ thông, theo chính sách của Phần Lan.
Các học sinh lớp 1 của một lớp chạy lướt qua giữa các cây thông và cây bạch dương gần đó, trên mỗi cây có treo một chồng thẻ bọc nhựa "toán học ngoài trời" tự làm của giáo viên. Một thẻ ghi "Tìm một cây que dài bằng bàn chân của bạn". Một thẻ khác ghi "Thu thập 50 hòn đá và quả đấu và xếp chúng thành các nhóm mười". Làm việc theo nhóm, các học sinh 7 – 8 tuổi chạy đua để xem làm thế nào chúng có thể nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ của mình. Aleksi Gustafsson, có bằng thạc sĩ ở Đại học Helsinki, xây dựng các bài tập này sau khi tham dự một trong nhiều hội thảo miễn phí cho giáo viên. Ông nói "Tôi đã nghiên cứu thấy điều này có ích cho trẻ em như thế nào. Làm việc bên ngoài là điều vui thích đối với trẻ em. Chúng học thực sự với nó."
Chị của Gustafsson, Nana Germeroth, dạy một lớp học chủ yếu là trẻ em có khiếm khuyết trong học tập, trong khi học sinh của Gustafsson không có vấn đề trong học tập hoặc hành vi. Cả hai kết hợp hầu hết các lớp học của họ trong năm nay để kết hợp ý tưởng và khả năng của mình đi cùng với các trình độ khác nhau của học sinh. Germeroth, lớn hơn mười tuổi, nói "Chúng tôi biết nhau rất rõ. Tôi biết Aleksi đang nghĩ những gì."
Nhà trường nhận được 47 000 euro một năm tiền “phân biệt đối xử tích cực” để thuê các phụ tá và giáo viên giáo dục đặc biệt, những người được trả lương cao hơn một chút so với lớp học vì đòi hỏi 6 năm đào tạo đại học và các nhu cầu của công việc. Cứ 7 học sinh ở Siilitie có một giáo viên (hoặc trợ lí).
Trong lớp học khác, hai giáo viên giáo dục đặc biệt đã nẩy ra một loại hợp tác giảng dạy khác . Năm ngoái, Kaisa Summa, một giáo viên với 5 năm kinh nghiệm không thể kiểm soát nổi một nhóm học sinh trai lớp 1. Cô đã nhìn một cách thèm thuồng vào phòng lớp 2 của Paivi Kangasvieri yên tĩnh bên cạnh, tự hỏi đồng nghiệp với tay nghề 25 năm này có bí mật gì có thể chia sẻ cùng cô. Mỗi học sinh có nhiều khả năng trên phạm vi rộng và những nhu cầu đặc biệt. Summa hỏi Kangasvieri liệu họ có thể kết hợp các giờ học thể dục với nhau với hi vọng hành vi tốt có thể sẽ được lây lan. Điều đó cho thấy có hiệu quả. Năm nay, cả hai quyết định hợp nhất 16 giờ một tuần. Cô Kangasvieri, người tự mô tả mình như một "người cha" bình tĩnh và cứng rắn so với sự ấm áp như một người mẹ của Summa cho biết: "Chúng tôi bổ sung cho nhau. Đó là sự hợp tác giảng dạy ở mức tốt nhất của nó".
Hiệu trưởng Arjariita Heikkinen nói với tôi, rằng quận Helsinki nhiều lần tìm cách đóng cửa nhà trường vì các khu vực xung quanh ngày càng có ít trẻ em hơn, chỉ mong có người trong cộng đồng tăng lên mới cứu được nó. Sau rốt, gần 100% học sinh lớp 9 của trường đi vào các trường trung học. Ngay cả nhiều học sinh có khiếm khuyết nghiêm trọng nhất cũng tìm được chỗ trong hệ thống mở rộng của các trường trung học dạy nghề, hệ này thu hút khoảng 43% học sinh trung học Phần Lan, chuẩn bị cho họ làm việc trong các nhà hàng, bệnh viện, các công trường xây dựng và các văn phòng của Phần Lan. Phó hiệu trưởng Anne Roselius nói "Chúng tôi giúp chúng tìm trường trung học đúng với mình. Chúng tôi quan tâm đến những gì sẽ trở thành của họ trong cuộc sống."
Trường học của Phần Lan không phải lúc nào cũng là một điều kinh ngạc. Cho đến cuối những năm 1960, người Phần Lan vẫn còn cố thoát ảnh hưởng của Liên Xô. Hầu hết trẻ em rời khỏi trường công lập sau 6 năm. (Phần còn lại đi đến các trường tư, trường ngữ pháp (grammar school), trường bình dân, thường có xu hướng ít nghiêm ngặt.) Chỉ những kẻ có đặc quyền hoặc may mắn mới hưởng một nền giáo dục chất lượng.
Cảnh quan thay đổi khi Phần Lan đã bắt đầu cố gắng nặn lại quá khứ đẫm máu gãy đổ của mình thành một tương lai thống nhất. Trãi qua hàng trăm năm, những người yêu độc lập này nằm giữa hai cường quốc đối đị̣ch– chế độ quân chủ Thụy Điển về phía tây và chế đô Sa hoàng Nga về phía đông. Không phải người Scandinavia cũng không là người Baltic, người Phần Lan tự hào về nguồn gốc Bắc Âu (Nordic) và một ngôn ngữ độc đáo mà chỉ có họ mới có thể yêu (hoặc phát âm) được. Năm 1809, sau khi đã cai trị khoảng 600 năm người Thụy Điển nhượng Phần Lan lại cho Nga. Sa hoàng tạo ra Lãnh địa Phần Lan (Grand Duchy of Finland), một bán-nhà nước với những quan hệ hiến pháp với đế quốc Nga. Ông ta đã chuyển thủ đô từ Turku, gần Stockholm, đến Helsinki, gần St Petersburg. Sau khi sa hoàng bị người Bolshevik lật đổ năm 1917, Phần Lan tuyên bố độc lập, đưa đất nước vào cuộc nội chiến. Thêm ba cuộc chiến tranh nữa giữa các năm 1939 và 1945 – hai với Liên Xô, một nước Đức – để lại đất nước này đầy sẹo bởi sự chia rẻ cay đắng và một khoản nợ trừng phạt của Nga. Pasi Sahlberg, Tổng giám đốc trong Bộ Giáo dục và Văn hóa nói “Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố xoay xở cho nền tự do của mình."
Năm 1963, Quốc hội Phần Lan đưa ra quyết định táo bạo chọn giáo dục công như cú đột phá tốt nhất cho việc phục hồi kinh tế của mình. Sahlberg, tác giả cuốn sách sắp ra ‘Bài học của Phần Lan’, dự kiến sẽ được phát hành vào tháng 10, nói "Tôi gọi đó là giấc mơ lớn của giáo dục Phần Lan. Đó đơn giản chỉ là ý tưởng rằng mọi trẻ em sẽ được học ở một trường công thật tốt. Nếu chúng ta muốn tranh đua, chúng ta cần phải giáo dục mọi người. Tất cả đều xuất hiện một nhu cầu để tồn tại."
Nói một cách thực tế – và người Phần Lan không là gì cả nếu không thực tế – quyết định này có nghĩa rằng mục tiêu sẽ không được phép để tan biến vào việc kêu gào. Các nhà lập pháp đã vạch ra một kế hoạch có vẻ đơn giản nhưng đã tạo thành nền tảng cho tất cả mọi thứ sẽ đến. Các trường công lập sẽ được tổ chức thành một hệ thống trường tổng hợp, hoặc peruskoulu, cho lứa tuổi từ 7 đến 16. Giáo viên từ tất cả các nơi trên đất nước đóng góp vào cho một chương trình quốc gia, chương trình này đưa ra các hướng dẫn chứ không phải các quy định. Bên cạnh tiếng Phần Lan và tiếng Thụy Điển (ngôn ngữ chính thức thứ hai của đất nước), trẻ em sẽ học một ngôn ngữ thứ ba (tiếng Anh là một ngôn ngữ yêu thích) thường bắt đầu lúc 9 tuổi. Các nguồn tài nguyên được phân phối đồng đều. Khi các trường học tổng hợp được cải thiện thì theo đó các trường trung học phổ thông (lớp 10 đến 12) cũng được cải thiện. Quyết định quan trọng thứ hai đến vào năm 1979, khi các nhà cải cách yêu cầu mỗi giáo viên phải có bằng thạc sĩ đào tạo trong 5 năm về lí thuyết và thực hành tại một trong tám trường đại học nhà nước – bằng chi phí nhà nước. Từ lúc đó trở đi, giáo viên được hưởng vị thế bình đẳng với các bác sĩ và luật sư. Ứng viên bắt đầu nộp đơn ùn ùn vào chương trình giảng dạy, không phải vì tiền lương rất cao nhưng vì quyền tự chủ và sự tôn trọng đã làm công việc giảng dạy trở nên hấp dẫn. Theo Sahlberg, trong năm 2010 có khoảng 6 600 ứng viên tranh giành nhau 660 chỗ đào tạo giảng dạy tiểu học. Vào giữa những năm 1980, một bộ cuối cùng các sáng kiến lay chuyển các lớp học thoát khỏi các vết tích cuối cùng của các quy định từ trên xuống. Việc kiểm soát các chính sách được chuyển giao cho các hội đồng thành phố. Chương trình giảng dạy quốc gia được sàng lọc thành các hướng dẫn rộng rãi. Chẳng hạn, mục tiêu quốc gia về toán học cho các lớp 1 đến 9 đã được giảm xuống còn 10 trang gọn gàng. Chọn lọc và phân loại trẻ em thành cái gọi là phân nhóm khả năng đã được loại bỏ. Tất cả trẻ em – thông minh hoặc ít thông minh hơn – đã được giảng dạy trong các lớp học tương tự nhau, với rất nhiều sự trợ giúp của giáo viên đặc biệt có sẵn để đảm bảo trẻ em không thực sự bị bỏ lại phía sau. Thanh tra đã đóng cửa vào đầu những năm 90, chuyển tính tinh cậy và thanh tra cho giáo viên và hiệu trưởng. Louhivuori cho biết: "Chúng tôi có động lực riêng để thành công vì chúng tôi yêu công việc của mình. Sáng kiến của chúng tôi đến từ bên trong."
Chắc chắn, điểm khoa học quốc tế của Phần Lan chỉ mới tăng trong thập kỉ vừa qua. Trong thực tế, những nỗ lực đầu tiên của nước này có thể được gọi là hơi Stalinistic. Các chương trình giảng dạy quốc gia đầu tiên, được phát triển vào đầu những năm 70, nặng 700 trang vô hiệu lực. Timo Heikkinen, người đã bắt đầu giảng dạy trong các trường công lập Phần Lan vào năm 1980 và bây giờ là hiệu trưởng của trường tổng hợp Kallahti ở miền đông Helsinki, nhớ lại thời đó hầu hết những giáo viên trung học của mình đều ngồi tại bàn làm việc đọc bài cho các học sinh chép vào tập.
Và vẫn còn những thách thức. Sự sụp đổ của nền tài chính què quặt của Phần Lan vào đầu những năm 90 đã mang lại những thách thức kinh tế mới cho "nước Châu Âu tự tin và quyết đoán" này, như David Kirby gọi nó như thế trong quyển Lịch sử Phần Lan giản yếu. Đồng thời, những người nhập cư đổ vào nước này, cụm vào trong các dự án nhà ở thu nhập thấp và tạo thêm căng thẳng lên các trường học. Một báo cáo gần đây của Viện Hàn lâm Phần Lan cảnh báo rằng một số trường học ở các thành phố lớn của đất nước đã trở nên lệch lạc rất nhiều về mặt chủng tộc và tầng lớp, dân Phần Lan da trắng chọn các trường học có ít dân nghèo và người nhập cư.
Một vài năm trước đây, Hiệu trưởng trường Kallahti là Timo Heikkinen bắt đầu nhận thấy rằng ngày càng có nhiều bậc cha mẹ Phần Lan giàu có, có lẽ lo lắng về số lượng ngày càng tăng của trẻ em Somali tại Kallahti đã bắt đầu gửi con cái của họ đến một trong hai trường khác gần đó. Để đáp ứng, Heikkinen và giáo viên của mình thiết kế các khóa học mới về khoa học môi trường, tận dụng sự gần gũi của trường với rừng. Và một phòng thí nghiệm sinh học mới với công nghệ 3-D (3 chiếu) cho phép học sinh lớn tuổi quan sát máu chảy bên trong cơ thể con người.
Như thế vẫn chưa bắt kịp, Heikkinen thừa nhận. Sau đó, ông nói thêm:"Nhưng chúng tôi luôn luôn tìm cách để cải thiện."
Nói cách khác, dù phải nhận bất cứ điều gì.
------------
Lynnell Hancock viết về giáo dục và giảng dạy tại trường đại họcColumbia của Báo chí. Nhiếp ảnh gia Stuart Conway sống ở East Sussex, gần bờ biển phía nam nước Anh.