Wednesday, July 7, 2021

Ba lần đổi tiền

Tác giả: Hà Minh Thảo

Từ ngày 30.04.1975, khi cầm tờ giấy bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, người dân Sài gòn, một Thủ đô từng có mỹ danh Hòn ngọc Viễn đông, mang một nỗi buồn mất mát : Đồng tiền Việt Nam Cộng hòa sẽ đi vào dĩ vãng… Việc ‘đổi tiền’ bị đảng Cộng sản đưa vào ngữ vựng ‘cách mạng’ khủng bố người dân Việt như một nỗi kinh hoàng vì đây là một vụ cướp bằng luật do nhà nước ban hành.

Monday, July 5, 2021

5 điều nhạy cảm người miền Bắc nên biết về miền Nam

Tác giả: Trịnh Hữu Long

Sự khác biệt vùng miền là chuyện hết sức bình thường, ở nước nào cũng có. Nhưng để cho những sự khác biệt đó trở thành lối ứng xử kỳ thị vùng miền thì là đại họa, bởi nó là ngọn nguồn của bạo lực. Hiểu về những điều khác biệt đó để tìm ra cách ứng xử phù hợp, do vậy, trở nên đặc biệt quan trọng.
Sự khác biệt, và cả kỳ thị, mang tên Bắc Kỳ – Nam Kỳ là một câu chuyện bắt buộc phải có lời giải trong một cộng đồng dân tộc. Trong bài này, tôi xin chia sẻ một số hiểu biết rời rạc của bản thân nhằm giúp những người miền Bắc như tôi hiểu hơn về vài điều nhạy cảm về chính trị của miền Nam. Không có gì là tuyệt đối, tôi không quy chụp mọi thứ cho một vùng miền nào, nhưng có những khác biệt đáng kể mang tính phổ biến.

Sunday, April 1, 2018

Đối Đầu và Đối Diện TÙ chứ không TỘI!

Các bạn thân mến,

Những dòng chữ bạn đang cầm trên tay đến từ 5 anh chị em chúng tôi, những người đã từng vào tù mà chẳng có tội gì, ngay cả xét theo thứ luật của những kẻ bỏ tù chúng tôi.

Nghiệm lại chúng tôi thấy các bản án đó chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là răn đe, tạo sợ hãi nơi những ai còn có lòng với đất nước và còn cảm được nỗi đau của bà con chung quanh. Hiện nay, hình ảnh "tù đày" như cái hang đen ngòm. Chẳng ai biết chuyện gì xảy ra trong đó, ngoài hình ảnh người bị còng tay dẫn vào. Và khi không biết thì nỗi sợ nhân gấp đôi, gấp ba.

Chính vì thế mà 5 bóng đèn chúng tôi muốn bật lên, muốn chia sẻ với các bạn những gì chúng tôi đã trải qua, từ cảm xúc, suy tư, đến cả một ít mẹo sống tù. Hy vọng những giòng chữ chân thành này sẽ giúp bạn không còn thấy "cái hang đen ngòm" kia quá ghê gớm nữa; sẽ giúp bạn chuẩn bị đối đầu với những kẻ xấu và đối diện với cảnh tù vì tương lai dân tộc.

Cha ông chúng ta bao đời đã luôn sẵn sàng trả cái giá đắt hơn nhiều cho tương lai của cháu con. Chúng ta, những người mang trong tim cũng dòng máu đó, sẽ vượt qua được cái giá nho nhỏ này.

Chúng tôi xin tặng tập kinh nghiệm đầu tiên này cho bà con nạn nhân tai họa môi sinh do Formosa gây ra, và đặc biệt kính tặng những con người dũng cảm, đang chấp nhận tù đày để đòi công lý cho bà con.

Và xin tặng các Anh Chị thuộc Hội Anh Em Dân Chủ sắp bị đưa ra tòa ngày 5/4/2018 chỉ vì ước nguyện đặt quyền làm chủ đất nước thật sự vào tay dân tộc Việt Nam.

Thursday, March 15, 2018

Hoa Kỳ và Việt Nam: Lòng Tin hay Quyền Lợi Chung?

Tác giả: Nguyễn Tiến Hưng 

Bàn tới lịch sử của cuộc chiến Việt Nam và kinh nghiệm bang giao với Mỹ, cần nhớ lại và mở một dấu ngoặc về “bài học” cũ của VNCH.

Viết về hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng, Báo Lao Động online thuật lại việc ông Timothy Liston - Phó Tổng Lãnh sự Mỹ tại Sàigòn lên thăm tầu và bế một cậu bé, ông cho em ngồi lên chân rồi cùng vỗ tay với những người bạn nhỏ. Họ cùng hoà ca bài “Trái đất này là của chúng mình”. Câu hát “màu da nào cũng quý cũng yêu” như chính thông điệp của cuộc gặp gỡ.

                         

Tờ báo dẫn lời ông Liston về nỗ lực xây dựng niềm tin giữa hai nước khi ông nói: “Không chỉ có con tàu, chúng tôi đến để xây dựng lòng tin”.

Nghe câu này, chắc nhiều người có thể phản hồi và đặt câu hỏi “nhưng liệu Việt Nam có tin được Mỹ hay không?” Đây cũng là câu hỏi của chính TT Nguyễn Văn Thiệu đặt ra cho Mỹ vào tháng Ba, 1975 (xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Chương 9).

Wednesday, March 14, 2018

Toàn cảnh trận chiến Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao

Tác giả: Trần Đức Anh Sơn

1. Quần đảo Trường Sa trước trận chiến Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao

Sau khi tiếp quản quần đảo Trường Sa từ Việt Nam Cộng hòa vào đầu tháng 5/1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau đó là Cộng hòa XHCN Việt Nam) tiếp tục thực thi chủ quyền trên quần đảo này. Từ năm 1976, cùng với việc thường xuyên tăng cường lực lượng, vũ khí và phương tiện quân sự cho công tác phòng thủ các đảo, Hải quân Việt Nam đã bắt đầu triển khai xây dựng và củng cố các công trình phòng thủ (công sự, trận địa, hầm hào chiến đấu, đài quan sát, sở chỉ huy…) trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Ngày 14/7/1978, Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra Quyết định số 478/QĐ-QP, thành lập căn cứ Cam Ranh - Sư đoàn 402, thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân; với nhiệm vụ xây dựng sở chỉ huy của căn cứ đủ sức bảo đảm cho Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân có thể chỉ huy được lực lượng của mình và chỉ huy tác chiến quân binh chủng hợp thành khi xảy ra chiến đấu ở khu vực Trường Sa.

Về vận chuyển chi viện cho Trường Sa, từ tháng 3 đến tháng 8/1977, Đoàn 125 (Hải đoàn 125) đã chở 2.630 tấn hàng, vật liệu xây dựng cùng với Hải đội 171 hoàn thành kế hoạch vận chuyển 3.730 tấn hàng cho 5 đảo: Trường Sa, Sinh Tồn, Nam Yết, Song Tử Tây và Sơn Ca, phục vụ cho bộ đội phòng thủ đảo và xây dựng các công trình quân sự ở đây.

Trước tình hình Philippines đưa quân chiếm đóng bất hợp pháp bãi An Nhơn và tăng cường hoạt động thăm dò, trinh sát trái phép quanh các khu vực đảo của ta đã đóng giữ (tháng 3/1978), nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, Hải quân Việt Nam đã đưa lực lượng ra đóng thêm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa để tăng cường khả năng củng cố phòng thủ bảo vệ quần đảo này.

Một mặt, Hải quân Việt Nam tập trung các lực lượng tàu vận tải, tàu đánh cá, lực lượng bộ binh của Trung đoàn 146, bộ đội đặc công của Lữ đoàn 126, Trung đoàn Công binh 83 ra chốt giữ bảo vệ các đảo: Trường Sa Đông (Đá Giữa), An Bang, Phan Vinh (Hòn Sập) và Sinh Tồn Đông; mặt khác, chỉ thị cho các đơn vị đang đóng giữ bảo vệ đảo đẩy mạnh các hoạt động huấn luyện, quan sát nắm chắc tình hình trên biển, sẵn sàng chiến đấu và đánh thắng ngay từ trận đầu khi địch có những hành động vũ lực xâm phạm chủ quyền đối với các đảo.

Stephen Hawking - Người từng khước từ một bản án tử hình

Tác giả: Mạnh Kim 

Stephen Hawking, một trong những nhân vật ngoại hạng vĩ đại nhất thế giới, vừa từ trần ở tuổi 76. Sinh ngày 8-1-1942 (300 năm sau cái chết của Galileo) tại Oxford (Anh), Hawking là bậc thầy về vật lý vũ trụ. Một trong những khám phá quan trọng ban đầu của Stephen Hawking là các lỗ đen không hoàn toàn đen mà chúng phát ra phóng xạ rồi cuối cùng “bốc hơi” và biến mất. Tuy bệnh tật trầm trọng, Hawking đã viết nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại mà "Brief history of time" là tác phẩm nổi tiếng nhất. Sống trọn đời trên chiếc xe lăn, Hawking đã chứng minh rằng nghị lực phi thường có thể vượt qua tất cả. Hawking đã bộc bạch về một phần của đời mình và những vất vả mà ông lướt qua. Ông kể...

                     

Người ta thường hỏi rằng tôi có tâm trạng như thế nào khi sống với căn bệnh teo cơ ALS (amyotrophic lateral sclerosis). Chẳng có gì nhiều để trả lời. Tôi cố sống như bình thường, không nghĩ về tình trạng bệnh tật và quên đi những rào cản mà căn bệnh đưa đến.

Tuesday, March 13, 2018

Mỹ-Trung trong thế kỷ 21

Tác giả: Đoàn Hưng Quốc 

Người Hoa nhận xét mỗi triều đại Trung Hoa thường kéo dài khoảng 270 năm với ngụ ý rằng chế độ Cộng Sản sẽ còn kéo dài thêm 2 thế kỷ nửa, đồng thời ám chỉ nền dân chủ Hoa Kỳ sau 200 năm bắt đầu già nua cằn cổi. Có 4 mốc điểm trong thời gian sắp tới cần được quan tâm và bao gồm:

Nguồn: Internet. 
                       

- 2021: kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc. Để đánh dấu thời điểm này chỉ tiêu của Bắc Kinh là nâng lợi tức đầu người lên 10 ngàn USD, tức là vững vàng trong khối các nước có lợi tức trung bình dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản.