Thursday, August 31, 2017

Luận cương về dân tộc và thuộc địa của Lê-Nin nói gì?

Trần Trung Đạo

Trong những ngày đầu tháng Chín mỗi năm, câu chuyện Hồ Chí Minh “phát khóc” khi đọc Sơ Thảo Lần Thứ Nhất Những Luận Cương Về Vấn Đề Dân Tộc Và Vấn Đề Thuộc Địa của Lenin được nhắc đi nhắc lại như là một bí kíp tiết lộ con đường “độc lập, tự do, hạnh phúc” cho dân tộc Việt.


Ngày 22 tháng 4, 1960, Hồ Chí Minh cũng nhắc lại trên báo Nhân Dân: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”


Mới đọc câu văn đó của Hồ Chí Minh, nhiều người dễ lầm tưởng mục đích tối hậu của Lenin là giúp cho các nước thuộc địa giải phóng dân tộc của họ.


Không phải.


Lenin chẳng hề thương xót gì số phận của các dân tộc đang chịu đựng dưới gót giày thực dân.

Tại sao nhà trường Phần Lan thành công?

Các thành tựu về giáo dục của đất nước này khiến các quốc gia khác phải xem lại.

Nguồn: Why Are Finland's Schools Successful? (Smithsonian Sept 2011)

LynNell Hancock

Phan Văn Song dịch


Đó là ngày kết thúc học kì tại trường tổng hợp Kirkkojarvi ở Espoo, một vùng ngoại ô sắc màu rực rỡ phía tây của Helsinki, khi Kari Louhivuori, một giáo viên kì cựu và hiệu trưởng của trường quyết định thử nghiệm một cái gì đó khá cực đoan – theo tiêu chuẩn Phần Lan. Một trong những học sinh lớp 6 của ông, một cậu bé Albani gốc Kosovo, đã trôi dạt xa mạng lưới học tập, chống lại những nỗ lực tốt nhất của cô giáo của mình. Đội ngũ những nhà giáo dục đặc biệt của trường – bao gồm một nhân viên xã hội, một y tá và một nhà tâm lí – thuyết phục Louhivuori rằng không phải lỗi do sự lười biếng. Vì vậy, ông quyết định giữ cậu lại một năm, một biện pháp trên thực tế đã lỗi thời rất hiếm gặp ở Phần Lan. 


“Đây là những gì chúng tôi làm mỗi ngày chuẩn bị trẻ cho cuộc sống." Kari Louhivuori Hiệu trưởng trường tổng hợp Kirkkojarvi nói. Ảnh chụp: Stuart Conway.  


Phần Lan đã cải thiện rất nhiều trong xoá việc mù chữ, mù toán và khoa học trong thập kỉ qua một phần lớn vì các giáo viên của họ được tin cậy để làm bất cứ điều gì cần thiết để xoay chuyển cuộc sống giới trẻ. Cậu bé 13 tuổi Besart Kabashi này đã nhận được một cái gì đó giống như dạy kèm cho hoàng gia.

Monday, August 28, 2017

Loạt bài Trịnh Vĩnh Bình

Khánh An (VOA), trọn 5 kỳ. 

Kỳ 1: Đi theo tiếng gọi ‘Về nước đầu tư’ 
Trước năm 1975, gia đình ông Trịnh Vĩnh Bình có một cửa hàng bán sỉ vải ở Thương xá Châu Hải Thành, quận 6, Sài Gòn. Gia đình ông còn làm thêm nghề nuôi tằm, dệt vải.
Năm 1976, ông cùng vợ, 3 con và vài anh em vượt biên ra nước ngoài. Sống tại trại tạm cư Songkhla, Thái Lan, hơn 4 tháng thì gia đình được sắp xếp đi định cư theo diện tị nạn tại Hà Lan.
Năm ấy, ông Bình 29 tuổi.
“Vua Chả Giò”
Những năm đầu chân ướt chân ráo đến quốc gia Âu châu xa lạ, ông Bình kiếm sống bằng cách đi “làm hãng” và làm nghề thông dịch viên, mặc dù “vốn tiếng Hà Lan còn rất yếu.”
Nung nấu ý định tiếp tục kinh doanh, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đăng ký học khóa vải sợi thời trang tại Đại học Mở Detex Amsterdam, với ý định sẽ làm giàu với nghề “gấm hoa” đã từng có nhiều kinh nghiệm từ Việt Nam.

Saturday, August 26, 2017

Nước Lào thương mến

Nguyễn Xuân Hưng

1.

Tôi đã viết loạt bài Mông Cổ, đất nước lâu nay ít thông tin, được nhiều bạn khen động viên. Đang có hứng thì kể một ít chuyện Lào. Lào thì mọi người Việt Nam đều biết và rất biết. Thông tin ngồn ngộn. Là nước anh em hữu nghị đặc biệt, là nước mà người Việt có thể đến bất cứ lúc nào. Vậy thì có gì đáng kể đây?

Đi Lào có cái hay, bến xe Nước Ngầm có xe giường nằm, đi Viên Chăn cũng như đi xa hơn Hà Tĩnh thôi. Nếu muốn đi ô-tô, đến Sở Giao thông Hà Nội xin giấy phép, nộp 50.000 đ, có thể lái xe đi khắp nước Lào. Khi bị các bạn cảnh sát giao thông dừng xe, cứ nói tiếng Việt là các bạn nói lại được. Nộp tiền phạt cũng rất hữu nghị, thấp xa so với VN. Đường Lào thì vắng, chạy hết tốc độ đi...

Ai quan tâm đến Lào đều biết một chút lịch sử Lào. Có một thời nước Lào na ná miền Nam nước Việt, có chính quyền ở Viên Chăn và có quân đội Pathet dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng (cộng sản). Quân đội VN từ miền bắc vào Nam, mượn đất qua Lào ở phía Tây Trường Sơn. Ngoài ra, nhiều đơn vị Quân giải phóng VN còn trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Lào.

Ba mươi năm nữa VN mới đuổi kịp Mông Cổ

Nguyễn Xuân Hưng

1. Tôi hỏi 100 người, thì đến 97 người bảo: Mông Cổ ấy à? nghèo lắm hả?

Sai. Khái niệm về một nước Mông Cổ nghèo khó ngự trị trong đầu óc dân Việt Nam từ xa thời cùng phe XHCN. Nhà văn Tô Đức Chiêu bảo tôi: “Tao đã đi Mỹ, Ai Cập, Ả rập xê út, Nga và Đông Âu, không kể châu Á như Tàu, Thái… Tức là gần hết thế giới, nhưng khi đi Mông Cổ, mới thấy mình khám phá ra một thế giới mới, nếu có dịp, tao đi 2 -3 lần nữa”.

Tôi thấy thế nên cũng đú theo, đi Mông Cổ một chuyến.

Mở ngoặc ngay là, khi anh (du lịch) đến đâu, anh phải tự vấn ta đến đấy để làm gì, muốn biết gì. Nói chung là nên đi phượt. Tôi có bài học kinh nghiệm về việc này, có 1 cậu trẻ đi cùng đến thảo nguyên Mông Cổ, cậu thốt lên chán nản: Ơ, đâu cũng như đâu, mênh mông cả, chả thấy cái gì. Vấn đề là cái gì?

Sau chuyến đi Mông Cổ, tôi rút ra kết luận, 30 năm nữa (hoặc hơn) không biết Việt Nam mình có đuổi kịp Mông Cổ hay không?

Mông Cổ diện tích gấp hơn 6 lần nước Việt Nam, dân số hơn 3 triệu người (bằng 1/2 Hà Nội). Mà 1/2 dân số ở thủ đô Ulan Bato. Hãy tưởng tượng hơn 1 triệu người ở rải rác trên lãnh thổ gấp 6 lần Việt Nam.

Wednesday, August 9, 2017

Thuyết Mác-xít và sự giải thích lịch sử bằng nguyên nhân kinh tế và xã hội

Nguyễn Thế Anh

Học thuyết của Karl Marx đã xuất hiện vào một giai đoạn rất sôi nổi của lịch sử Tây phương, giai đoạn các cuộc cách mạng giữa thế kỷ thứ XIX; vì thế, học thuyết này đã tìm cách giải thích tình trạng xã hội bằng những nguyên nhân kinh tế, cho là cách mạng là kết quả tự nhiên của xã hội tư bản, xã hội bị kỹ nghệ hóa[1].

Chủ nghĩa Marx trong khảo cứu và phê bình văn học ở miền Nam Việt Nam (1954-1975)

Huỳnh Như Phương

Trong khảo cứu và phê bình văn học ở miền Nam Việt Nam, chủ nghĩa Marx giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Khác với những trào lưu tư tưởng phương Tây khác, vốn được du nhập vào Sài Gòn cùng với quá trình Âu hóa xã hội, chủ nghĩa Marx bén rễ vào vùng đất này trong điều kiện phong trào dân tộc kết hợp với phong trào cộng sản ngay từ những năm 1930 và đã chi phối đời sống chính trị, xã hội, văn hóa trong thời kỳ chống Pháp. Sự hiện diện của chủ nghĩa Marx ở miền Nam trong giai đoạn 1954-1975 là sự kéo dài ảnh hưởng từ trước đó trong một bối cảnh đấu tranh tư tưởng và xã hội gay gắt hơn, dữ dội hơn, và vì vậy mà cách tồn tại của nó trở nên linh hoạt và tinh vi hơn.

Tuesday, August 1, 2017

Khủng hoảng Biển Đông lần thứ hai

Nguyễn Quang Dy

“Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum).
Nếu sự kiện dàn khoan HD 981 (5/2014) tạo ra cú sốc và một bước ngoặt lớn trong quan hệ Trung-Việt, đánh dấu “khủng hoảng Biển Đông lần thứ nhất”, thì đối đầu Trung-Việt đang diễn ra tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank) từ giữa tháng 6/2017, có thể là “khủng hoảng Biển Đông lần thứ hai”. Lần thứ nhất, Trung Quốc đã xô đẩy Việt Nam xích lại gần Mỹ, và thúc đẩy Mỹ phải xoay trục sang Châu Á. Lần thứ hai, Trung Quốc đang thúc đẩy Mỹ-Nhât-Ấn-Úc liên minh tại Biển Đông và xô đẩy Việt Nam trở thành đồng minh. Đó là “hệ quả không định trước”, và là cái giá cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Dấu hiệu bất thường

Trong cuộc khủng hoảng dàn khoan HD 981, không khí sôi sục, thậm chí bạo động chống Tàu nổ ra tại các khu công nghiệp Bình Dương và Vũng Áng. Nhưng những gì đang diễn ra liên quan đến khủng hoảng tại bãi Tư Chính lần này có vẻ bí ẩn và ngấm ngầm. Trong khi báo chí chính thống không đưa tin, chính phủ các nước liên quan cũng hầu như nín lặng (kể cả Việt Nam, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Mỹ, Ấn, Nhật). Trong khi dư luận trên các trang mạng xã hội bức xúc đoán mò, báo chí quốc tế cũng đưa tin lấp lửng, thậm chí trái ngược nhau (như BBC và Reuters). Các chuyên gia về Biển Đông cũng đánh giá khác nhau. Trong khi Alexander Vuving và những người khác còn dè dặt, thì Bill Hayton khẳng định Hà Nội đã đầu hàng vì Washington bỏ rơi Việt Nam, để mất Biển Đông vào tay Trung Quốc (Bill Hayton, “The Week Donald Trump Lost the South China Sea”, Foreign Policy, July 31, 2017)

Có thể nói hiện tượng thiếu hụt thông tin (information deficit) là một dấu hiệu bất thường và bất ổn, do chính quyền và các bên liên quan không minh bạch thông tin. Nếu đúng là Việt Nam cam kết với Trung Quốc sẽ không bao giờ khoan nữa, thì việc yêu cầu Repsol dừng lại là một “chứng cứ thực tế” (de facto evidence) bất lợi cho Việt Nam trong tương lai khi phải đấu tranh pháp lý với Trung Quốc sau này. (Theo luật sư Hoàng ngọc Giao, viện PLD)