Tuesday, January 24, 2017

Hội nghị Thành Đô

Nguyên nhân, diễn biến và hậu quả

DƯƠNG DANH DY
=====================

1/ Nguyên nhân

Nguyên nhân từ phía Việt Nam:

Người lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta, người quyết liệt chống bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc qua đời tháng 7 năm 1986, tạo điều kiện cho Ban lãnh đạo Việt nam nhất là ngưòi lãnh đạo chủ chốt mới, đại biểu cho xu hướng cần phải bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, để thoát khỏi vũng lầy Campuchia, thế bị bao vây cấm vận, phải căng mình ra đối phó trên nhiều mặt trận…để có cơ hội thuận lợi tiến hành thực hiện bước chuyển đổi chiến lược “cải cách, đổi mới”.


Ban lãnh đạo và người lãnh đạo chủ chốt mới của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Gorbachev là xét lại, chỉ có Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc mới kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin.

Những Hệ Quả từ Phán Quyết của Toà Trọng Tài Tháng 7/2016

NGUYỄN ĐĂNG THẮNG
National Asian Security Studies Program Issue Brief, Issue 1, No. 5.2 (2016)
Biên dịch: Trần Thị Kim Nguyên
======================

Đặt vấn đề

Trong suốt một khoảng thời gian, những nỗ lực quản lý tranh chấp và thúc đẩy hợp tác trên Biển Đông đã bị cản trở vì thiếu vắng việc xác định một cách công bằng về mặt địa lý của những vùng biển tranh chấp và không có tranh chấp trong Biển Đông. Phán quyết của Tòa Trọng tài vào ngày 12/7/2016 trong vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi xướng kiện Trung Quốc đã chấm dứt cho tình trạng đó và từ đó mở ra cơ hội hợp tác mới cho các quốc gia trong khu vực. Trong khi còn bỏ ngỏ một số tranh chấp về chủ quyền – đơn giản vì Tòa Trọng tài không có thẩm quyền đối với loại tranh chấp này – Phán quyết làm sáng tỏ các tranh chấp trên Biển Đông một cách hữu ích và tạo dựng một cục diện pháp lý mới. Bài viết này giải thích ý nghĩa của Phán quyết đối với các quốc gia ven Biển Đông và mạnh dạn đưa ra vài đề xuất về chính sách và hành động cho các quốc gia đó trong tương lai.

Trung Quốc và thế giới

Đối phó với một cường quốc miễn cưỡng
EVAN A. FEIGENBAUM


Foreign Affairs (tháng 1/2 năm 2017)

Song Phan dịch

Nguyễn Huy Vũ hiệu đính

==============================

Năm 2013, Trung Quốc (TQ) đã đưa ra sáng kiến thành lập một tổ chức phát triển đa phương mới, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank / AIIB). Theo Bắc Kinh, AIIB có thể giúp lấp đầy khoảng trống nhiều nghìn tỉ đô la tài trợ cho đường sắt, đường bộ, nhà máy điện, và cơ sở hạ tầng khác trong khu vực phát triển nhanh nhất này của thế giới . Nhưng Hoa Kì đã coi đề xuất của TQ như là một thách thức đối với các tổ chức phát triển khu vực và toàn cầu hiện có mà Hoa Kì đã giúp thiết lập trong những thập niên sau Thế Chiến II. Washington không những tự mình từ chối gia nhập ngân hàng này mà còn phát động một chiến dịch ngoại giao thầm lặng can ngăn các đồng minh cũng đừng tham gia.



Washington cho rằng tổ chức mới này có thể làm suy yếu hệ thống hiện có qua việc cung cấp đầu tư mà không áp đặt các tiêu chuẩn chống tham nhũng và môi trường được các nhóm hiện có sử dụng. Và một số người ở Washington cũng suy diễn rằng Bắc Kinh có một mục đích sâu xa hơn: đó là xây dựng một bộ các tổ chức quốc tế thay thế theo định hướng của TQ không chịu sự khống chế của Hoa Kì lẫn các giá trị tự do được Hoa Kì và các nước dân chủ công nghiệp khác tán dương.

Bài ca vọng cổ

TIỂU TỬ

Vũ Thư Hiên: “Đưa lại một truyện ngắn về tình yêu quê hương của Tiểu Tử đã đăng trên tường nhà hai năm trước để các bạn đọc trong ngày xuân.”

====================

Tôi vượt biên một mình rồi định cư ở Pháp. Năm đó tôi mới 49 tuổi, vậy mà đi tìm việc làm, đến đâu người ta cũng chê là tôi già! Vì vậy, một hôm, khi chải tóc, tôi nhìn kỹ tôi trong gương. Tôi bỗng thấy ở đó có một người có vẻ quen nhưng thật ra thì rất lạ: mắt sâu, má hóp, mặt đầy nếp nhăn trên trán, ở đuôi mắt, ở khóe môi, mái tóc đã ngà bạc cắt tỉa thô sơ như tự tay cắt lấy. Từ bao lâu nay tôi không để ý, bây giờ soi gương vì bị chê già, tôi mới thấy rằng tôi của hồi trước “Cách mạng thành công” và tôi của bây giờ thật không giống nhau chút nào hết. Tôi già thiệt, già trước tuổi. Cho nên, tôi nhìn tôi không ra. Từ đó, mỗi ngày tôi… tập nhìn tôi một lần, nhìn kỹ, cho quen mắt!



Một người bạn làm việc lâu năm ở Côte d’Ivoire (Phi châu) hay tin tôi đã qua Pháp và vẫn còn thất nghiệp, bèn giới thiệu cho tôi Công ty Đường Mía của Nhà nước. Không biết anh ta nói thế nào mà họ nhận tôi ngay, còn gửi cho tôi vé máy bay nữa!

Thư cho người bạn trẻ: Giấc mơ ngày mới

TUẤN KHANH

Năm 2017 gõ cửa nhà tôi. Gỡ tờ lịch cuối cùng xuống như khép lại căn phòng thời gian đã hết, tôi nhìn thấy ba trăm sáu lăm ngày mới, trắng tinh xếp hàng dài, im lặng nhìn mình. Và như mọi năm, tôi lại tự hỏi với điều rất cũ “những gì sẽ đến, ngày mai, trên đất nước này?”.


Câu hỏi ấy, mỗi năm, tôi -- và có lẽ là còn nhiều người khác nữa -- vẫn tự hỏi như vậy. Những niềm hy vọng thấp thỏm về ngày mai tốt đẹp hơn trên quê hương luôn âm ỉ trong suy nghĩ. Những ngày mai vô định như nhà thơ Antonio Machado (1875-1939) khi ngồi ở biên giới nước Pháp, từng chiều nhìn qua hàng rào kẽm gai và nghĩ về quê hương Tây Ban Nha của mình. Machado đã qua đời trong niềm hy vọng. Và chúng ta, đôi khi giật mình, vì từng năm như vậy cứ chậm chập trôi qua, khi nhìn lại thì đã gần nửa thế kỷ, gần cạn một đời người, cũng với niềm hy vọng đó.

Trật tự thế giới 2.0

RICHARD N. HAASS

(World Order 2.0)
Vấn đề về Nghĩa vụ Chủ quyền
Foreign Affairs (số tháng 1 / 2 năm 2017)
Song Phan dịch

====================

Gần bốn thế kỉ, tính từ Hòa ước Westphalia, kết thúc Cuộc chiến tranh Ba mươi năm, khái niệm về chủ quyền—quyền của các quốc gia đối với việc tồn tại độc lập và nền tự chủ—đã chiếm vị trí cốt lõi trong cái mà trật tự quốc tế có tới giờ. Điều này có ý nghĩa, vì như mỗi thế kỉ kể cả thế kỉ hiện tại đã chứng kiến, một thế giới trong đó các đường biên giới bị xâm phạm bằng vũ lực là một thế giới của sự bất ổn và xung đột.


Tuy nhiên, một cách tiếp cận trật tự quốc tế chỉ dựa trên tiền đề về việc tôn trọng chủ quyền cùng với sự duy trì cân bằng quyền lực cần thiết để giữ nó an toàn không còn đủ nữa. Hệ điều hành truyền thống của thế giới—gọi nó là trật tự thế giới 1.0—đã được xây dựng xung quanh việc bảo vệ và đặc quyền của các quốc gia. Nó ngày càng không thích đáng trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay. Bậy giờ không còn bao nhiêu thứ vẫn còn giữ tính địa phương; dù là về con người hay bất cứ thứ gì, từ khách du lịch, kẻ khủng bố, và người tị nạn đến e-mail, bệnh tật, đô la, và khí nhà kính, đều có thể vươn tới gần như bất cứ nơi nào. Kết quả là những gì diễn ra bên trong một nước không còn có thể xem là mối quan tâm của chỉ một mình nước đó. Tình thế hiện nay đòi hỏi phải cập nhật hệ điều hành—gọi nó là trật tự thế giới 2.0—bao gồm không những các quyền của các quốc gia có chủ quyền mà còn các nghĩa vụ của các quốc gia đối với quốc gia khác nữa.

Ký sự Cuba

TỪ THỨC

Lời tòa soạn: Bài viết trên đây của Từ Thức, được Vũ Thư Hiên giới thiệu trên facebook của mình. Tạp chí Tự Do xin được phép đăng lại chia sẻ với quý bạn. Tạp chí Tự Do xin cám ơn anh Vũ Thư Hiên. 

Vũ Thư Hiên: “Một ký sự thú vị của Từ Thức, viết về một chuyến đi Cuba hơn chục năm về trước. Nước Cuba ngày nay đang thay đổi, tuy chậm chạp. Giới thiệu với các bạn bài ký sự cũ này, để các bạn hiểu thêm Cuba, và dõi theo những biến chuyển trên “Hòn Đảo Rực Lửa” (phim của Roman Karmen).”

======================

CUBA SI, CUBA NO
Mới đến La Havana (La Habana), thủ đô Cuba ngày đầu, chạy một vòng trên những con lộ chính bạn ngạc nhiên thấy một thành phố sạch sẽ, tấp nập với những ngôi nhà kiểu Y-pha-nho cổ kính, đầy thẩm mỹ. Đâu là cái nghèo đói của một xứ đang phá sản mà báo chí Tây Phương mô tả, khi đề cập đến xứ của Fidel Castro? Hay Charles Aznavour có lý : “La misère serait moins pénible au soleil” (cái nghèo đói dễ chịu hơn dưới ánh sáng mặt trời).


                                 

Ở La Havana vài ngày dần dần bạn hiểu cái khang trang, sầm uất ở những nơi có du khách chỉ là bộ mặt bên ngoài che không nổi một xã hội lở lói, mệt mỏi. Những ngôi nhà kiểu thuộc địa đã làm La Havana nổi tiếng, cho La Havana là một cái quyến rũ như Hội An, được coi là kho tàng của nhân loại, đáng được tích cực trùng tu, là do sự bảo trợ của Unesco và do tiền của du khách đổ vào. Fidel Castro cần tiền, hiểu rằng du lịch là mối ngoại tệ chính, có thể cứu vãn chế độ đã trao toàn quyền việc chỉnh trang cho ông Camilo Cienfeego, một kiến trúc sư đầy nhiệt thành, hết lòng với La Havana, quyết tâm xây dựng lại một thành phố đang đổ nát. Đó là một trường hợp “the right man in the right place” hiếm hoi. Tất cả những chức vụ khác đều nằm trong tay những người có tuổi đảng, được ông Lider Máximo (lãnh tụ tối cao) tin tưởng. Hồng hơn chuyên, khả năng chuyên nghiệp chỉ là một chi tiết rất phụ thuộc.

Tuesday, January 17, 2017

Vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược

XIAOMING ZHANG

Chương này nghiên cứu việc PLA thực hiện các hoạt động xâm lược ở cấp chiến dịch và chiến thuật trong bối cảnh lịch sử thời Chiến tranh Lạnh]. Trung Quốc chưa từng lập kế hoạch đánh VN, và quân đội Trung Quốc chưa bao giờ chuẩn bị cho một hành động quân sự như vậy truớc đây. Lực luợng vũ trang Trung Quốc quân số thiếu, trang bị kém và huấn luyện tồi. Khó khăn nghiêm trọng nhất là sự thiếu nhiệt tình trong đội ngũ binh lính. Nhiều lính không hiểu tại sao họ lại đi tấn công một nuớc có vẻ giống như - và thường được so sánh với - nuớc “đàn em” của Trung Quốc.




Bầu cử Mỹ, Chính trị Mỹ

NGUYỄN HUY VŨ


Theo dõi cuộc chạy đua vào ghế Tổng thống Mỹ năm 2016 có nhiều điều thú vị. Cùng một lúc trong kì tranh cử, có sự xuất hiện của cả các ứng viên cực tả và cực hữu bên cạnh các ứng cử viên trung dung. Tất cả họ đều nhận được một sự ủng hộ đáng kể của các cử tri. Khó có thể hiểu được điều này nếu không thấy được bối cảnh rằng nước Mỹ đang đi xuống, nhất là trong tâm lý và cảm nhận của tầng lớp trung lưu Mỹ. Với nhiều người, giấc mơ Mỹ giờ đây đang dần mờ nhạt. Đó cũng là lý do mà khẩu hiệu của ứng cử viên cực hữu Donald Trump, “Make America Great Again” (Phục hồi sự vĩ đại của nước Mỹ), nhận được nhiều sự ủng hộ của cử tri như vậy.

Công cuộc cải tổ của Trung Quốc

Keyu Jin, “Overhauling China”, Project-Syndicate, 11.2.2016.

Công cuộc cải tổ của Trung Quốc

Gia Hoa dịch.

=======================

Bi quan về nền kinh tế Trung Quốc (TQ) đã lan rộng trong những tháng gần đây cùng với nỗi lo sợ về sự sụp đổ của TQ đã truyền đi những cơn sốc tới thị trường chứng khoán trên toàn thế giới từ đầu năm nay. Và dường như tất cả mọi người đều tin rằng nền kinh tế TQ sẽ đi xuống.



Đương nhiên là có rất nhiều lý do để lo ngại. Tăng trưởng GDP đã giảm đáng kể, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp cao nhất từ trước tới nay; giá trị của đồng Nhân dân tệ (NDT) trượt dốc, thị trường chứng khoán biến động bất thường và nguồn vốn đang chảy ra khỏi TQ với tốc độ báo động. Câu hỏi đặt ra là tại sao điều nay lại đang xảy ra và liệu chính quyền TQ có thể giải quyết vấn đề trước khi quá muộn không.

“Cuộc Cách mạng nhờ Facebook” của Ai Cập

Lời Tòa soạn: Kể từ số 2, Tạp chí Tự Do sẽ bắt đầu giới thiệu loạt bài về các phong trào tranh đấu bất bạo động trên thế giới. Dưới đây là bài đầu tiên giới thiệu những kinh nghiệm của phong trào tranh đấu ở Ai Cập.



Đối mặt với sự thờ ơ chính trị của đa số người dân và nền chính trị độc tài, các nhà hoạt động Ai Cập đã vận dụng mạng xã hội Facebook để vận động thay đổi xã hội và thành công. Đâu là những chiến lược bất bạo động của họ? Đối mặt với một cuộc bầu cử dàn dựng họ đã làm gì? Và làm sao họ có thể đoàn kết với nhau trong một phong trào vì mục tiêu chung để dành thắng lợi cuối cùng? Bài viết cập nhật các sự kiện diễn ra cho đến tháng 12 năm 2010. Nhưng phong trào dân chủ Ai Cập đã chín mùi để ngày 25 tháng 1 năm 2011, cuộc Cách mạng Ai Cập hay còn được gọi là cuộc “Cách mạng 25 tháng 1” diễn ra lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak.