Thursday, March 15, 2018

Hoa Kỳ và Việt Nam: Lòng Tin hay Quyền Lợi Chung?

Tác giả: Nguyễn Tiến Hưng 

Bàn tới lịch sử của cuộc chiến Việt Nam và kinh nghiệm bang giao với Mỹ, cần nhớ lại và mở một dấu ngoặc về “bài học” cũ của VNCH.

Viết về hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng, Báo Lao Động online thuật lại việc ông Timothy Liston - Phó Tổng Lãnh sự Mỹ tại Sàigòn lên thăm tầu và bế một cậu bé, ông cho em ngồi lên chân rồi cùng vỗ tay với những người bạn nhỏ. Họ cùng hoà ca bài “Trái đất này là của chúng mình”. Câu hát “màu da nào cũng quý cũng yêu” như chính thông điệp của cuộc gặp gỡ.

                         

Tờ báo dẫn lời ông Liston về nỗ lực xây dựng niềm tin giữa hai nước khi ông nói: “Không chỉ có con tàu, chúng tôi đến để xây dựng lòng tin”.

Nghe câu này, chắc nhiều người có thể phản hồi và đặt câu hỏi “nhưng liệu Việt Nam có tin được Mỹ hay không?” Đây cũng là câu hỏi của chính TT Nguyễn Văn Thiệu đặt ra cho Mỹ vào tháng Ba, 1975 (xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Chương 9).

Wednesday, March 14, 2018

Toàn cảnh trận chiến Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao

Tác giả: Trần Đức Anh Sơn

1. Quần đảo Trường Sa trước trận chiến Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao

Sau khi tiếp quản quần đảo Trường Sa từ Việt Nam Cộng hòa vào đầu tháng 5/1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau đó là Cộng hòa XHCN Việt Nam) tiếp tục thực thi chủ quyền trên quần đảo này. Từ năm 1976, cùng với việc thường xuyên tăng cường lực lượng, vũ khí và phương tiện quân sự cho công tác phòng thủ các đảo, Hải quân Việt Nam đã bắt đầu triển khai xây dựng và củng cố các công trình phòng thủ (công sự, trận địa, hầm hào chiến đấu, đài quan sát, sở chỉ huy…) trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Ngày 14/7/1978, Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra Quyết định số 478/QĐ-QP, thành lập căn cứ Cam Ranh - Sư đoàn 402, thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân; với nhiệm vụ xây dựng sở chỉ huy của căn cứ đủ sức bảo đảm cho Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân có thể chỉ huy được lực lượng của mình và chỉ huy tác chiến quân binh chủng hợp thành khi xảy ra chiến đấu ở khu vực Trường Sa.

Về vận chuyển chi viện cho Trường Sa, từ tháng 3 đến tháng 8/1977, Đoàn 125 (Hải đoàn 125) đã chở 2.630 tấn hàng, vật liệu xây dựng cùng với Hải đội 171 hoàn thành kế hoạch vận chuyển 3.730 tấn hàng cho 5 đảo: Trường Sa, Sinh Tồn, Nam Yết, Song Tử Tây và Sơn Ca, phục vụ cho bộ đội phòng thủ đảo và xây dựng các công trình quân sự ở đây.

Trước tình hình Philippines đưa quân chiếm đóng bất hợp pháp bãi An Nhơn và tăng cường hoạt động thăm dò, trinh sát trái phép quanh các khu vực đảo của ta đã đóng giữ (tháng 3/1978), nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, Hải quân Việt Nam đã đưa lực lượng ra đóng thêm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa để tăng cường khả năng củng cố phòng thủ bảo vệ quần đảo này.

Một mặt, Hải quân Việt Nam tập trung các lực lượng tàu vận tải, tàu đánh cá, lực lượng bộ binh của Trung đoàn 146, bộ đội đặc công của Lữ đoàn 126, Trung đoàn Công binh 83 ra chốt giữ bảo vệ các đảo: Trường Sa Đông (Đá Giữa), An Bang, Phan Vinh (Hòn Sập) và Sinh Tồn Đông; mặt khác, chỉ thị cho các đơn vị đang đóng giữ bảo vệ đảo đẩy mạnh các hoạt động huấn luyện, quan sát nắm chắc tình hình trên biển, sẵn sàng chiến đấu và đánh thắng ngay từ trận đầu khi địch có những hành động vũ lực xâm phạm chủ quyền đối với các đảo.

Stephen Hawking - Người từng khước từ một bản án tử hình

Tác giả: Mạnh Kim 

Stephen Hawking, một trong những nhân vật ngoại hạng vĩ đại nhất thế giới, vừa từ trần ở tuổi 76. Sinh ngày 8-1-1942 (300 năm sau cái chết của Galileo) tại Oxford (Anh), Hawking là bậc thầy về vật lý vũ trụ. Một trong những khám phá quan trọng ban đầu của Stephen Hawking là các lỗ đen không hoàn toàn đen mà chúng phát ra phóng xạ rồi cuối cùng “bốc hơi” và biến mất. Tuy bệnh tật trầm trọng, Hawking đã viết nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại mà "Brief history of time" là tác phẩm nổi tiếng nhất. Sống trọn đời trên chiếc xe lăn, Hawking đã chứng minh rằng nghị lực phi thường có thể vượt qua tất cả. Hawking đã bộc bạch về một phần của đời mình và những vất vả mà ông lướt qua. Ông kể...

                     

Người ta thường hỏi rằng tôi có tâm trạng như thế nào khi sống với căn bệnh teo cơ ALS (amyotrophic lateral sclerosis). Chẳng có gì nhiều để trả lời. Tôi cố sống như bình thường, không nghĩ về tình trạng bệnh tật và quên đi những rào cản mà căn bệnh đưa đến.

Tuesday, March 13, 2018

Mỹ-Trung trong thế kỷ 21

Tác giả: Đoàn Hưng Quốc 

Người Hoa nhận xét mỗi triều đại Trung Hoa thường kéo dài khoảng 270 năm với ngụ ý rằng chế độ Cộng Sản sẽ còn kéo dài thêm 2 thế kỷ nửa, đồng thời ám chỉ nền dân chủ Hoa Kỳ sau 200 năm bắt đầu già nua cằn cổi. Có 4 mốc điểm trong thời gian sắp tới cần được quan tâm và bao gồm:

Nguồn: Internet. 
                       

- 2021: kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc. Để đánh dấu thời điểm này chỉ tiêu của Bắc Kinh là nâng lợi tức đầu người lên 10 ngàn USD, tức là vững vàng trong khối các nước có lợi tức trung bình dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản.

Tuesday, March 6, 2018

Siêu mẫu hạm Mỹ vào Đà Nẵng: Bốn bước ngoặt cuả bang giao Việt – Mỹ

Tác giả: Nguyễn Tiến Hưng

Tác giả nguyên là Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông lấy bằng tiến sỹ kinh tế từ đại học Virginia, Hoa Kỳ năm 1965.

***

Khi nghe tin hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào Đà Nẵng tháng Ba, 2018, tôi tự hỏi: tại sao không phải Cam Ranh mà là Đà Nẵng, và tại sao lại tháng Ba?

Nhìn lại lịch sử thì ta thấy cái địa danh Đà Nẵng hay gắn liền với những những bước ngoặt của chiến lược Mỹ tại Biển Đông.

Mà kể cũng lạ, những bước ngoặt ấy lại có một sự trùng hợp: đó là nó thường hay xảy ra vào tháng Ba:

  • Tháng Ba, 1965 sau bao nhiêu thẩm định, cân nhắc, Washington đi tới quyết định đưa quân tác chiến vào Việt Nam. Đà Nẵng được chọn làm nơi để bắt đầu. Quyết định này phản ảnh một bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc chiến: sự thay đổi chiến lược từ chiến tranh du kích, chống nổi dậy tới chiến tranh quy ước. 
  • Tháng Ba, 1973: sau Hiệp định Paris, lễ chính thức hạ cờ Mỹ để kết thúc vai trò của quân đội tác chiến tại Việt Nam lại được tổ chức tại sân bay Đà Nẵng. 
  • Tháng Ba, 1975: Tòa Lãnh Sự Mỹ - bộ phận dân sự còn lại của Mỹ - đóng cửa hoàn toàn và rút đi trên con tầu cuối cùng rời cảng Đà Nẵng. 

Bây giờ - tháng Ba, 2018 – siêu hàng không mẫu hạm cập cảng Đà Nẵng. Liệu nó có đánh dấu một bước ngoặt khác hay không? 

 

Trước hết ta nhìn lại những mốc lịch sử của Đà Nẵng liên hệ tới chiến lược của Mỹ:

Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Huy Vũ

Ngày 5/3, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam đánh dấu một bước mới trong mối quan hệ giữa hai cựu thù Việt Nam và Hoa Kỳ. Gần một năm rưỡi sau khi cầm quyền, chính sách quốc phòng và ngoại giao của chính quyền tổng thống Donald Trump dần định hình. Về mặt cơ bản, chính quyền của tổng thống Donald Trump tiếp tục kế tục chính sách của chính quyền tiền nhiệm trong việc tái bố trí sức mạnh quân sự về châu Á. Tuy vậy, cách tiếp cận của chính quyền Donald Trump khác với chính quyền của Barack Obama.


Sự khác biệt lớn nhất đầu tiên đó là tính bất ngờ trong chiến lược của tổng thống Donald Trump. Giống như những gì ông đã từng biện hộ trong hai cuốn sách của mình, không ai biết rằng chính quyền Mỹ dưới triều Donald Trump sẽ làm gì kế tiếp. Chính vì tính bất ngờ đó mà đối thủ và kể cả các đồng minh đều ở trong trạng thái suy đoán và phòng vệ đối với Hoa Kỳ. Sự bất ngờ và là không chắc chắn trong chiến lược của chính quyền Donald Trump còn thể hiện ở chỗ chính sách đưa ra cho các nước khác nhau sẽ khác nhau, dựa vào lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ, chứ không phải dựa trên một khung tiêu chuẩn chung. Lấy ví dụ như Việt Nam và Campuchia. Cả hai nước đều có thành tích vi phạm nhân quyền một cách tồi tệ trong năm qua nhưng Hoa Kỳ hầu như không có sự lên tiếng đáng kể đối với Việt Nam, thậm chí thắt chặt mối quan hệ, trong khi lên án nặng nề Campuchia, cắt các khoản viện trợ và thắt chặt visa của các quan chức đến Hoa Kỳ.

Monday, March 5, 2018

Ba tài liệu mới liên quan đến Biển Đông do một số viên chức cao cấp trong quân lực Hoa Kỳ soạn thảo

Tác giả: Trần Huy Bích

Sau khi Trung Cộng dùng binh lực cướp quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam tháng 1 năm 1974, rồi bộc lộ tham vọng muốn độc chiếm Biển Đông, nhiều cuốn biên khảo về Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo, các bãi đá, tài nguyên, cùng tình trạng pháp lý trên Biển Đông đã được học giới quốc tế soạn thảo. Hầu hết tác giả các sách ấy là những nhà nghiên cứu dân sự. Năm 2001, một Hải quân Đại tá của Hoa Kỳ, giáo sư tại National War College ở Washington, DC là Đại tá Bernard D. Cole cho xuất bản cuốn The Great Wall at Sea để trình bày những nghiên cứu của ông về hải quân Trung Cộng. Cuốn sách rất được chú ý và đã Học viện Hải quân Hoa Kỳ tại Annapolis, Maryland tái bản với những cập nhật cần thiết năm 2010. Nhưng nội dung cuốn ấy cũng chỉ trình bày chính sách bành trướng của Cộng sản Trung Hoa một cách khái quát, rồi đến việc tổ chức hải quân, các loại tàu, tàu ngầm, máy bay yểm trợ, các loại võ khí. Sang lãnh vực nhân sự, cuốn sách nói tới cơ cấu tổ chức, các chuyên viên, việc huấn luyện, và thể thức điều động của hải quân Trung Cộng.





The Great Wall at Sea: China’s Navy in the 21st Century

2nd ed. Annapolis, MD : Naval Institute Press, 2010

Chết vì thiếu hiểu biết: Bài phát biểu chấn động TQ về trà xanh, rượu vang, ngô, khoai và sai lầm khi tập thể dục

Tác giả: Khuyết Danh 

Giáo sư Tề Bá Lực vừa có bài nói chuyện về sức khỏe gây chấn động ở Trung Quốc bởi những thông tin không thể thiết thực hơn. Đây cũng là điều chúng ta cần biết sớm.

Giáo sư Tề Bá Lực là Trưởng khoa nội, Bệnh viện y học, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), Tổng biên tập Tạp chí y học nước ngoài, Hội viên Hội y học Hoa Kỳ, thành viên Hội khoa học sức khỏe Trung Quốc. Dưới đây là bài trích dịch từ buổi nói chuyện mới đây của giáo sư Tề Bá Lực trong một cuộc hội thảo.

                            


Nghiêm trọng và bất thường: Đa số đều chết do bệnh tật, rất ít người chết do tuổi già!

Trải qua hơn 6 năm làm việc tại Đại học Stanford, Mỹ, tôi vừa trở về (TQ) và muốn chia sẻ với mọi người rất nhiều những điều mới mẻ.

Theo kết quả điều tra dân số ở Bắc Kinh vừa công bố, chúng ta đã giành vị trí “quán quân” về lĩnh vực sức khỏe, trở thành nhà vô địch về bệnh cao huyết áp, và cũng chiếm vị trí đứng đầu về bệnh mỡ máu cao. Thật đáng tiếc khi nói ra điều này.

Sunday, March 4, 2018

Nhạc sỹ Tuấn Khanh: Những gì còn lại

Tác giả: Tuấn Khanh

Trong đám tang của Chris Kyle, tay bắn tỉa lừng danh nhất nước Mỹ, qua đời năm 2015 ở Texas, người ta nhìn thấy chiếc xe tang đi qua một đoạn đường dài hơn 300 cây số mà suốt hai bên đường, luôn có người dân đứng vẫy cờ hoặc nghiêm chào tiễn biệt.



Đó là một hình ảnh xúc động hiếm có về cái chết của một con người. Chris Kyle làngười lính SEAL được ca ngợi như một thiên thần hộ mạng vì đã cứu cả trăm đồng đội của mình trên chiến trường Trung Đông nhờ tài bắn tỉa. Anh giải ngũ, trở về nhà và sau đó chết như một người lính.

Rằm tháng Giêng Mậu Tuất, tức ngày 2/3/2018 tại Sài Gòn, đám tang của nhạc sĩ, đại tá Nguyễn Văn Đông cũng xuất hiện một cảnh tượng xúc động tương tự. Khi lễ di quan diễn ra, nhiều người đàn ông mặc thường phục, không ai bảo ai, đã bất ngờ đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh. Thấp thoáng trong những hàng khác, cũng có những cá nhân im lặng đưa tay chào, không cần hiệu lệnh. Hầu hết đó là những cựu thiếu sinh quân VNCH cùng trường với ông, và những người khác là cựu quân nhân đã chào tiễn biệt ngài đại tá Chánh Văn phòng của Tổng Tham mưu Phó quân lực Việt Nam Cộng Hòa về nơi an nghỉ cuối cùng.

Hiểm hoạ Trung Cộng và bài học Thổ Nhĩ Kỳ

Tác giả: Trần Trung Đạo

Chiến tranh sẽ đến. Không cần phải là nhà tiên tri hay nhà khoa học xã hội cũng có thể đoán được. Lịch sử loài người đã chứng minh chiến tranh và hòa bình là hai mặt biện chứng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Vegetius trong tác phẩm nổi tiếng Quan tâm về các vấn đề quân sự (De Re Militari) xuất bản vào thế kỷ thứ năm viết “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh”. Từ chiến tranh bộ lạc sang chiến tranh thuộc địa, chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh lạnh, chiến tranh giữa những người cùng chủng tộc, trong từng giờ, từng phút máu của nhân loại đã và đang đổ xuống tại nhiều nơi trên trái địa cầu ngày càng chật hẹp này.


Trong lúc chiến tranh là một sự kiện khó thể tránh khỏi, trong đó, nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát và quyết định của giới lãnh đạo và nhân dân các quốc gia nạn nhân, những nhà lãnh đạo khôn ngoan, có tầm nhìn xa, biết chọn đúng thế đứng chính trị, không những tránh được chiến tranh mà còn vận dụng các xung đột quốc tế để đem về các lợi ích lâu dài cho quốc gia họ.